Chứng minh: Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống

chung-minh-van-hoc-la-cuon-bach-khoa-toan-thu-ve-cuọc-song

Chứng minh: “Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”

Trong bàn về đọc sách, nhà phê bình Chu Quang Tiềm viết: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Ông cũng nói thêm: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”. Trong các loại sách, sách văn học vẫn chiếm số lượng lớn nhất. Đánh giá về vai trò của văn học, nhà lý luận văn học người Nga Tchernyshevski cũng từng khẳng định: “Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”.

Tác phẩm văn học là gì?

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của tiến trình lao động nghệ thuật (hoạt động sáng tác) của cá nhân nhà văn hoặc kết quả của nỗ lực sáng tác tập thể. Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật, hình tượng, cốt truyện. Sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật.

“Cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống” là gì?

“Cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống” là cuốn sách chứa đựng toàn bộ thông tin về cuộc sống của con người và thế giới xung quanh. Nói “Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống” có nghĩa là văn học phản ánh toàn diện mọi mặt đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người.

Tại sao “Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”?

Câu nói nhằm khẳng định, đề cao chức năng thẩm mĩ của văn học. Thế nhưng trên thực tế văn học không phải chỉ mang thiên hướng đưa con người ta tới những gì được coi là nghệ thuật, là hoa mỹ, văn học còn là tấm gương phản chiếu hiện thực đời thường, là lăng kính để con người nhận biết về thế giới khách quan. Bởi vậy trong số vô vàn những nhận định về văn học, có một ý kiến nổi bật cho rằng văn học là, “cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”.

Trước tiên ta cần hiểu bách khoa toàn thư chính là cuốn sách tập hợp mọi tri thức của mọi lĩnh vực trong đời sống, từ tự nhiên, xã hội, đến con người. Có được cuốn sách này, là có được chiếc chìa khóa vàng để mở cửa bước vào cuộc sống. Việc so sánh văn học với cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống nhằm khẳng định chức năng, vai trò to lớn của văn học trong đời sống của con người. Có thể hiểu nếu cuốn bách khoa toàn thư có thể cung cấp vô vàn kiến thức, hiểu biết cho con người như thế nào, thì vẫn học cũng có tác dụng kỳ diệu như thế.

Văn học được coi là một cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống là hoàn toàn có căn cứ.Nói văn học hiện thực cuộc sống là bởi tất cả những vấn đề đang diễn ra trong đời sống của con người đều được phản ánh thông qua các tác phẩm văn học. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy bất cứ chi thức nào ở đây. Nói cách khác, văn học chính là kho lưu trữ toàn bộ từ cái cũ, cho tới cái mới, cái tiến bộ đổi mới của cuộc sống con người.

Trải qua thời gian nhiều năm, với nhiều biến động của lịch sử nhưng chưa bao giờ văn học thôi không làm cuốn “bách khoa toàn thư” nữa bởi không có một tác phẩm văn học chân chính nào lại không cung cấp, không gửi gắm những tư tưởng, bài học, quan điểm về cuộc sống loài người. Ngày qua ngày, càng lúc chức năng nhận thức, chức năng quan trọng nhất của văn học càng được khẳng định và chứng minh.

Dễ thấy văn học hiện thực nhiệm vụ của quyển bách khoa toàn thư trên nhiều khía cạnh, trước tiên phải nói rằng văn học cung cấp tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống, từ tự nhiên, xã hội, con người, về tự nhiên không ít các tác phẩm văn học làm ta tràn ngập, thổn thức trước những cảnh đẹp, những địa danh mà ta chưa bao giờ được nhìn thấy, chưa bao giờ được đặt chân tới.

Trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến người đọc mặc nhiên được thưởng thức bức tranh mùa thu đặc trưng, vừa cổ điển, vừa hiện đại của riêng đồng bằng Bắc Bộ. Một nét đẹp không lẫn với bất kỳ vùng miền nào khác. Hay với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, người đọc có thể thỏa sức khám phá về tự nhiên, chiêm nghiệm về khí tượng cùng nhân vật trong truyện. Trí thức tự nhiên qua chiếc cầu nối văn học được giao thoa, tìm đến với con người một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, bổ ích mà mặc nhiên không hề có áp lực, khiên cưỡng.

Về xã hội văn học là ký giả trung thành của thời đại, thơ ca. Nhiều vấn đề nóng được phản ánh một cách trực tiếp, hay gián tiếp thông qua văn học, viết như tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, phơi bày hiện thực xã hội dối ren, đồi bại, suy tàn về văn hóa sống của những con người thuộc tầng lớp thượng lưu ở thành thị những năm trước cách mạng tháng tám. Văn học còn đào sâu, bới rễ cả những vấn đề xã hội nhức nhối ở sâu thẳm mỗi con người mà thường thường nó bị che lấp bởi sự nhạt nhòa.

Truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp là minh chứng rõ ràng cho điều này. Thực trạng xã hội, con người ngày nay càng trở nên nhỏ bé, khuôn khổ, cô lập mình, đồng điệu mình, với nhịp sống buồn, ngột ngạt, tù túng đã được tái hiện một cách đầy ám ảnh qua hình tượng nhân vật bê-li-cốp. Tuy không trực tiếp sống trong xã hội ấy, nhưng quả thực độc giá như nhìn thấy, nghe thấy cái ngột ngạt, bức bối của cả một xã hội đương thời, thậm chí tới nay giá trị hiện thực của “Người Trong Bao” vẫn còn nguyên giá trị về con người.

Văn học có khả năng thần kỳ, len sâu, giải mã tâm lý con người, không gì khác đó là nội tâm. Ngôn ngữ tinh tế bậc nhất của văn học có thể chạm tới góc khuất của trái tim mỗi người, văn học hay tác phẩm văn học là khái niệm có chiều sâu, đôi khi độc giả không chỉ cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả mà còn như tìm thấy chính mình trong đó, được soi tỏ để hiểu mình, hiểu người hơn. Đây là một trong những khám phá về con người bất ngờ của văn học, “Chí Phèo” của Nam Cao tưởng chừng như cái con người không còn gì là nhân tính kia, tưởng chừng như cái con người mà cả trong và ngoài đều là quỷ dữ kia sẽ chỉ sống một đời, một cách thú tính. Nhưng chao ôi! Nam Cao đã giúp ta “mò kim đáy bể” thành công, khơi dạy và chỉ ra cho ta thấy cái người ẩn nấp rất kỹ trong con người Chí Phèo kia. Vậy là văn học vừa ghi lại nhận thức con người, vừa phản ánh tinh tường và giúp con người khám phá con người.

Nhiệm vụ của cuốn bách khoa toàn thư còn được thể hiện qua cách mà văn học giúp chúng ta vượt mọi không gian, thời gian. Thứ nhất, tại sao nói văn học giúp con người vượt mọi không gian? quá rõ ràng rồi người đọc có thể đắm chìm trong không gian biển khơi, từ bình minh tới tối muộn. Với Huy Cận trong “Đoàn Thuyền Đánh Cá”, có thể phiêu lưu lên tiên cùng Tản Đà với “Hầu Trời”, nhìn ngắm núi rừng Tây Bắc bạt ngàn hùng vĩ trong “Tây Tiến” của Quang Dũng, hay mặc cho tâm hồn say đắm, mộng mơ, cuồng nhiệt cùng nàng xuân rạo rực của “Vội Vàng” Xuân Diệu.

Ta có thể đi tới bất cứ đâu, nhờ văn học từ những nơi xa hoa quyền quý như phủ chúa, cung vua lầu son gác tía, hay len lỏi xuống cả thế giới âm ti, địa ngục, thậm chí là vượt ra ngoài vũ trụ mà không cần phải tốn công, phí sức. Văn học đã chắp cánh cho ta, đưa ta phá tan mọi rào cản, giới hạn hữu hình, vô hình.

Thứ hai văn học và là cuốn sách bách khoa toàn thư bất chấp thời gian, nếu bạn muốn tìm về thời đại của “Thánh Gióng”, của “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, của “Thạch Sanh”, của “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, hay tới với những câu chuyện cổ tích. Nếu bạn muốn tìm về những năm tháng rực màu kháng chiến hào hùng, hãy tìm tới “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi, hay nếu bạn vượt thoát đến tương lai phiêu lưu vào thế giới của truyện viễn tưởng. Như vậy quả thực đối với văn học giới hạn là một khái niệm không tồn tại và có lẽ chính điều đó đã giúp văn học trở thành cuốn bách khoa toàn thư tuyệt vời tới vậy.

Văn học chính là một ngành khoa học tổng hợp, là khoa học của mỗi ngành khoa học, bởi phạm trù của văn học là vô tận. Ở văn học người đọc có thể tìm tòi, khai thác kiến thức từ mọi lĩnh vực của đời sống về lịch sử địa lý, công nghệ, toán học, vật lý học, tâm lý học tuy không chuyên sâu nhưng kiến thức khoa học trong văn học lại rất thực tế, đời thường, ngôn ngữ trau chuốt, tinh luyện của văn học không làm mất đi tính chính xác của khoa học mà chỉ là khiến cách tiếp cận nhận tri thức tới người đọc tác phẩm độc đáo hơn mà thôi.

Ví như trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, không tìm kiếm đâu xa lịch sử đặc điểm địa lý của sông đà như được hiện lên đầy sống động trước mắt ta. Hay như với một số tác phẩm truyện cười, truyện ngụ ngôn như “Đẽo cày giữa đường” hay “treo biển” đã phản ánh chân thực những diễn biến chuyển tâm lý suy nghĩ, hành động rất chân thực của con người, qua một hình thức tình huống rất thú vị và khôi hài, làm được như vậy trong tác phẩm văn học chả giống như tâm lý học là gì.

Văn học còn đem đến cho chúng ta bài học về đạo đức, tình cảm, cách làm người qua đó hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân trong mỗi tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là một câu chuyện đơn thuần, nó là kết tinh ngôn từ, là sáng tạo của cá nhân cộng đồng. Thế nên bao giờ cũng phản ánh một tư tưởng rất đẹp, rất nhân văn, rất thẩm mỹ của người sáng tạo ra nó. Hơn nữa văn học đi sâu vào nội tâm con người, nên rất dễ dàng tác động vào trái tim cảm quan của độc giả, mỗi nhân vật, mỗi số phận đều được xây dựng nhờ vào những lát cắt của cuộc đời và thông qua tác phẩm văn học những ai đúng, sai, phải, trái của họ hiện lên đầy chân thực, khách quan dưới cái nhìn của độc giả.

Những bài học đạo đức được rút ra từ đây, những chân lý sâu sắc về cuộc đời cũng từ đây mà được giác ngộ. Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du chưa bao giờ Nguyễn Du trực tiếp giáo huấn con người, ta phải nhận thức rõ ý nghĩa hiện thực ra sao, ý nghĩa nhân đạo thế nào. Hai đại thi hào cũng không bảo người đọc nên yêu, ghét ai, nhưng phàm những ai đọc “truyện kiều” có ai không ngại ca xót xa và khổ đau cho nàng kiều, có ai mà không ghét cay ghét đắng cái xã hội phong kiến bất công vì cái đẹp, cũng nhờ vậy người đọc hiểu về tầm quan trọng của đạo đức con người, từ đó hoàn thiện nhân cách sống.

Như vậy đọc văn học không phải chỉ là tường lắm mà còn để học hỏi, tra cứu, giác ngộ lý tưởng sống đúng đắn. Hoặc trong truyện ngắn “Bến Quê” của Nguyễn Minh Châu một sự thật trớ trêu được đặt ra nhân vật chính của truyện là một nhà báo “Anh ta đã từng đi khắp mọi nơi xa xôi kỳ vĩ của đất nước, ấy vậy mà đến cuối đời khi không còn sức để đi nữa mới phát hiện ra ngay cái bến quê ở ngay gần nhà lại chưa bao giờ đặt chân tới”, tình huống này rất đơn giản nhưng lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người về cách sống, đôi khi chính những gì bình dị, quen thuộc, thân thiết nhất lại bị ta vô tình bỏ qua và trở thành thứ khó khăn nắm bắt nhất. Bài học được lồng ghép khéo léo vào tác phẩm bỗng chốc biến văn học trở thành cuốn bách khoa toàn thư, cuốn từ điển tra cứu lẽ sống chân chính thành quà tặng cuộc sống của cá nhân cộng đồng.

Cần làm gì để văn học mãi là “cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”?

Văn học xưa và nay đã thực sự trở thành một cuốn bách khoa toàn thư, thế nhưng để tiếp tục và mãi mãi là một cuốn bách khoa toàn thư thì điều này lại trở thành vấn đề yêu cầu đặt ra với người cầm bút. Để văn học thực sự là nhân học thì đương nhiên những người cầm bút hơn ai hết phải luôn luôn chau rồi hiểu biết trí thức cho thật phong phú, theo kịp thời đại, những nội dung tư tưởng, tình cảm được nói tới.

Đương nhiên, cũng phải được gọt giũa trở nên hay, ý nghĩa và giàu giá trị, đặc biệt chủ thể sáng tạo ra tác phẩm văn học phải tích cực khơi nguồn sáng tạo, viết những gì mới mẻ mà chưa ai biết, tất nhiên là phải, vẫn phải bảo đảm tính đúng đắn và hướng tới cái đẹp của văn học. Chỉ có vậy văn học mới thực sự danh bất hư truyền xứng đáng là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống mới xứng đáng là “khoa học của mỗi ngành khoa học”, đi song song với những nỗ lực của người viết, người đọc. Chúng ta cũng phải cố gắng cải thiện vốn hiểu biết, khả năng tư duy và thụ cảm có như vậy mới đủ kiến thức để lĩnh hội những tư tưởng, tình cảm được gửi gắm trong các tác phẩm văn học. Bên cạnh đó độc giả không nên chỉ tiếp thu tác phẩm mà lên, cùng với tác giả đồng sáng tạo tác phẩm tức là có suy ngẫm, bổ sung và đóng góp để tác phẩm được nhìn một cách đa chiều hơn, toàn diện hơn.

Nhận thức rõ vai trò của văn học, mỗi chúng ta cần phải kiên trì đọc sách mỗi ngày. Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới. Đọc một quyển sách là đi một chặng đường. Từ xưa tới nay, văn học với chức năng nhận thức của nó luôn luôn đáng đề cao và trân quý. Không có văn học cuộc sống có lẽ trở nên vội vàng, nhàm chán và đảo lộn, bởi vậy mỗi cá nhân cần ý thức được ý nghĩa to lớn trên của văn học và không ngừng làm phong phú văn học, làm như vậy cũng có nghĩa ta đang sống chậm hơn, đúng đắn hơn, ý nghĩa hơn.

Tham Khảo Thêm:  Tài liệu luyện thi văn bản: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Related Posts

Nghị luận: Cái mất đáng tiếc là thời gian. Cái mất đáng lo là cơ hội. Cái mất đáng buồn là niềm tin. Cái mất đáng sợ là tình người

Mất mát đáng tiếc là thời gian. Lo lắng mất mát là cơ hội. Một mất mát đáng buồn là niềm tin. Mất mát ghê gớm là…

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát….

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh.

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh. I. Những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh. 1. Lỗi…

Những lưu ý khi tiến hành làm bài văn nghị luận.

Những lưu ý khi viết luận văn. 1. Trước khi lên lớp học sinh phải phân tích đề. – Chỉ định định dạng tiêu đề. – Xác…

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề.

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề. A. Mở đầu. Trong khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học,…

Nghị luận: Thơ ca là cái đẹp đi tìm

tranh luận: thơ là vẻ đẹp được tìm kiếm. Một chuyên gia thẩm mỹ cho biết: Tất cả các thể chế chính trị đều qua đi, chỉ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *