Những tác giả tiêu biểu Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945
1. Nhà văn Thạch Lam.
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1909. Ông bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, là thành viên của Tự lực văn đoàn. Ngoài viết văn Thạch Lam còn tham gia biên tập các tờ tuần báo “Phong hỏa”, ‘‘Ngày nay”. Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội. Đã để lại cho đời những tác phẩm vừa có giá trị nhân văn vừa cỏ giá trị nghệ thuật như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942), tiểu thuyết “Ngày mới” (1939), tập tiểu luận “Theo dòng” (1941), tập bút kí “Hà Nội băm sáu phố phường ” (1943).
Trong bài giới thiệu tập truyện ngán “Giỏ đầu mùa” xuất bản trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam viết: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chủng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cải thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như là “Tuyên ngôn văn học” của Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trang viết nào lại không thắm đượm tinh thần đó. Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, được coi là một trong những cây bút chính của nhóm ấy, song trước sau văn phong Thạch Lam vẫn chảy riêng biệt một dòng.
Đề tài quen thuộc của nhóm Tự lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị hóa, những mơ ước thoát li mang mầu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời. Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng… Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, của số kiếp lầm than – Đó là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn, là bác Đư phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, ỉà cô Tâm hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn…
Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân thực. Thạch Lam không hề gắn cho nhân vật của mình những hành động, những ý nghĩ khả dĩ có thể làm bi thảm thêm cuộc đời của họ. Trái lại, ông cũng không như một số nhà văn lúc ấy vẫn thường khoác lên cảnh vật hoặc nhân vật thứ mảnh trăng lừa dối như nhà văn Nam Cao đã từng viết.
Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố… Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam. Mẹ Lê nghèo khổ đến cùng cực nhưng vẫn nguyên vẹn là một bà mẹ cần cù, chăm chỉ chịu thương chịu khó, hết lòng vì đàn con. Liên và Huệ, hai cô gái điếm, hai con người tưởng như vứt đi ấy, trong đêm giao thừa ngồi khóc vì nỗi trơ trọi, thiếu quê hương và chán chường cho cành bèo bọt của thân phận mình.
Thạch Lam đôi khi còn đặt nhân vật của mình vào vùng ranh giới tranh chấp giữa cái thiện và cái ác, để rồi tự bản thân con ngươi bằng việc thức tỉnh của lương tri, của phẩm giá xác lập chỗ đứng tốt đẹp cho mình trong cuộc sống đầy bùn nhơ của xã hội cũ. Đó là trượng hợp của nhân vật Thanh trong truyện ngắn “Một cơn giận ” hoặc Thành trong truyện ngắn “Sợi tóc”.Đọc truyện ngắn Thạch Lam rỗ ràng ta thấy yêu con người, quý trọng con người hơn. Và cũng từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.
Một cuộc đời ngắn ngủi, nhưng những tác phẩm văn chương mà nhà văn Thạch Lam để lại cho đời là những trang văn giá trị trên nhiều bình diện, người đọc hôm nay vân tìm thấy ở đó những tư tưởng đậm chất nhân văn, một lối hành văn độc đáo, những câu văn đậm chất thơ, nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật bậc thầy… trên hết là một tấm lòng yêụ thương con người, một nỗi lòng với đất nước, nhấn dận.
2. Nhà phê bình Hoài Thanh.
Hoài Thanh: Theo các học giả và các nhà nghiên cứu, Hoài Thanh là một tài năng xuất sắc hiếm có tròng lĩnh vực phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX, một nhà văn hóa lớn suốt một đời gắn bó thiết tha với dân tộc và văn hóa dân tộc.
Có lẽ, với những người học văn và yêu mến văn chương thì “Thi nhân Việt Nam ” của Hoài Thanh – Hoài Chân đã trở thành một cuốn sách không thể thiếu. Cho đến nay, “Thi nhân Việt Nam ” đã được tái bản tới 32 lần. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 150 công trình nghiên cứu, bài viết với độ dày tổng cộng chừng 2.000 trang nghiên cứu về Hoài Thanh. Hầu hết những công trình và bài viết đều ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông trên phương diện phê bình văn học, nhất là trong lĩnh vực phê bình thơ.
Hoài Thanh, tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh năm 1909 trong một gia đình nhà Nho sa sút ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đã có lúc ông rơi vào tâm trạng đau buồn và bế tắc: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu: nhưng càng đi sâu càng lạnh ” (Thi nhân Việt Nam). Đó là bi kịch chung của lớp thanh niên trí thức nặng lòng với đất nước, yêu dân tộc, ghét thực dân phong kiến nhưng bơ vơ giữa ngã ba đường không tìm được người chỉ đường sáng suốt. Nhưng cũng chính ổng đã tìm được ánh sáng, tình yêu cuộc sống ỉừ thơ Bác Hồ, thơ Tố Hữu…
Ồng còn là tấm gương về tính trung thực. Với ông: sống, nghĩ và viết là một. Hơn 50 năm gắn bó với văn chương, cả đời kiếm tìm và tôn vinh cái đẹp trong cuộc sống, văn chương và trong văn hóa Việt Nam, Hoài Thanh từng làm việc ở rất nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau như: Đại học Hà Nội, Tổng thư kí Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, Viện phó Viện Văn học và Chủ nhiệm Tuần báo Văn nghệ… Lúc nào ông cũng nêu cao tấm gương là một người đam mê công việc. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm phê bình vàn học có ý nghĩa như “Thi nhân Việt Nam”, “Văn chương và hành động”, “Có một nên văn hóa Việt Nam” cùng rất nhiều tác phẩm, bài báo có giá trị khác.
Để ghi nhận công lao đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà, năm 2000, Nhà nước ta đã trao tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm tác phẩm: “Phê bình và tiểu luận”, (3 tập), “Nói chuyện thơ khảng chiến” và “Thi nhân Việt Nam”.
3. Nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng: Văn tài Vũ Trọng Phụng không ai có thể phủ nhận. Người đã viết như một ám ảnh và một sứ mệnh xã hội. Những phóng sự đình đám một thời và mang giá trị của muôn đời đã đưa ông trở thành “vua phóng sự Bắc kì”: “Làm đĩ”, “Lục xì ”, “Cạm bẫy người”, “Kĩ nghệ lấy tây”… cùng những tiểu thuyết thể hiện đầy đủ tài năng và bút lực dồi dào của Vũ Trọng Phụng: “Số đỏ”, “Vỡ đê”, “Giông tố”, “Dứt tình”… Ông đã viết như thể bùng nổ, như thể đoán định được số mệnh ngắn ngủi của mình với cuộc đời này.
Chưa phải là một nhà cách mạng, nhưng văn Vũ Trọng Phụng đứng về đồng bào mình, đem cáị chất phê phán xã hội vào trong tác phẩm, âu cũng là một tranh đấu cho cái mới tươi vui, rạng rỡ hơn đến với nhân quần. Nhà thơ Tố Hữu năm 1949 đã từng có câu đại tự tặng nhà văn họ Vũ: “Ông không phải là nhà cách mạng, nhưng cách mạng biết ơn ông”.
Văn ông là tiếng kêu oán hận, là tiếng thét căm hờn chế độ xã hội bấy giờ. Nhà phóng sự số 1 Bắc kì đã lăn vào cuộc sống để viết như một sứ mệnh cao cả mà lịch sử ngầm trao cho ông và những người viết chân chính. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đứng về phía nhân dân cần lao đau khổ, lầm than. Ồng đứng về nhân văn của dân tộc, thời đại để tố cáo cái xã hội đương thời thối nát và vô lương. Tôi cho rằng nếu họ Vũ trời bỏ sót mà cho sống tái kì Cách mạng tháng Tám nổ ra thì chắc chắn ông sẽ là một nhà văn cách mạng cũng như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố,…
Văn Vũ Trọng Phụng là kết tinh của một lối viết vừa eó giá trị phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội, vừa thể hiện một trình độ nghệ thuật cao. Phơi bày cuộc sống đau thương trong xã hội: số phận bi thảm của gái mại dâm và bán dâm; Cuộc sống bần cùng của những con sen thằng ở; Tệ nạn cờ bạc-căn bệnh xã hội vô phương cứu chữa.
4. Nhà văn Ngô Tất Tố.
Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn” năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đối kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc, đặc biệt là người nông dân. Vì vậy, vẩn đề nông dân đấu tranh chống lại chính sách sưu thuế, áp bức bóc lột của bọn thực dân, quan lại, địa chủ, cường hào, đòi cải thiện đời sống cho người dân cày là một vấn đề lớn, trọng tâm của cách mạng.
Đó là một đề tài lớn, phổ biến của văn học, nơi để lại những thành tựu nghệ thuật sáng giá trong văn nghiệp của những nhà văn tên tuổi: Vũ Trọng Phụng; Nguyễn Công Hoan… Tuy vậy, không một cây bút nào đề cập đến vấn đề nông dân một cách thiết tha, tập trung như Ngô Tất Tố. Lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số phận người nông dân lao động vốn như một nội lực của ngòi bút Ngô Tất Tố.
Trước Cách mạng tháng Tám, thuế má là tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân. Xoáy sâu vào thuế thân – một thứ thuế vô nhân đạo trong chính sách thuế khóa dã man của chế độ thuộc địa, “Tắt đèn” đã phơi bày đến tận cùng bản chất bốc lột xấu xa, bẩn thỉu của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam. “Tắt đèn ” từ-từ mở ra tấn bi kịch căng thẳng, ngột ngạt ngay từ phút đầu: nông thôn trong những ngày đóng thuế. Làng Đông Xá dường như bị phong tỏa, bị đặt trong tình trạng “báo động”. Từ mờ sáng, cổng làng đã bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập và suốt trong năm ngày liền “mô thét đánh” rùng rợn.
Ngô Tất Tố đã đặt các nhân vật của mình vào một hoàn cảnh điển hình, một không khí ngột ngạt, oi bức, nông dân trong làng cứ như “kiến bò trong chảo lửa”, chạy phía nào cũng bị bao vây bởi bọn thống trị bóc lột. Trong hoàn cảnh điển hình như thế, những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, những tính cách của các nhân vật sẽ có điều kiện bộc lộ một cách toàn vẹn. “Tắt đèn ” tập trung tố cáo chính sách thuế khóa nặng nề – vốn là một tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt là thuế thân – một thứ thuế bất nhân.
“Tắt đèn” làm nổi bật mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong lòng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
Tác phẩm tố cáo, lên án gay gắt bản chất tàn ác, xấu xa của giai cấp thống trị: địa chủ độc ác (vợ chồng Nghị quế) keo kiệt; cường hào gian tham, thô lỗ; quan lại dâm ô (quan phủ Tư Ân), bỉ ổi; bọn lính tráng, tay sai đầu trâu mặt ngựa tàn ác.. . Tất cả hùa nhau lại cấu kết với thực dân, thi nhau hà hiếp, bóp đầụ, bóp cổ, đẩy người nông dân khốn khổ đến “Bước đường cùng”. Mặt khác ‘‘Tắt đèn ” còn phơi bày thực trạng cùng quẫn, thê thảm của người nông dân lao động, đồng thời khẳng định phẩm giá tốt đẹp, tình cảm nhân hậu, đùm bọc của họ.
Bao trùm toàn bộ tác phẩm là lời tố cáo xã hội một cách sâu sắc. Tất cả cũng chỉ bởi cái nạn sưu cao thuế nặng. Thứ thuế vô nhân đạo đó đã trực tiếp đẩy những người nông dân Việt Nam nói chung, những gia đình như gia đình chị Dậu nói riêng lâm vào cảnh bước đường cùng, bế tắc. Đồng thời cũng cái nạn ấy chính là đối tượng mà tác giả hướng đến, là công cụ đắc lực cho bọn cường hào trực tiếp và gián tiếp lộng hành. Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn quan lại, cường hào sâu mọt tìm cách đục khoét, hà hiếp, đánh đập. Những cảnh ấy diễn ra hằng ngày và ở mọi nơi “Không còn gì hết, đứa nào mà trải ý, đánh luôn
Qua đó, mà làm nổi lên bộ mặt của bọn địa chủ gian ác, góp phần cho lời lên án tố cáo cả một bộ máy thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ: quan lại, nghị viên, địa chủ, cường hào gian ác dâm dục. Nghị Quế nhân vật điển hình cho địa chủ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Là tên địa chủ dốt nát, bủn xỉn, luôn chờ cơ hội đục nước thả câu. Lời lẽ thì đay nghiến, độc ác, xem mạng người dân không bằng con chó: ‘Tao mướn nó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn là nuôi đứa ở”.
Đọc “Tắt đèn ” ta không khỏi bồi hồi xúc động trước tiếng khóc xé ruột của chị Dậu hòa lẫn với tiếng van lom tha thiết của cái Tí. Cũng như những người bần cố nông, chị Dậu phải bán con, bỏ làng đi ở vú cho lão quan phủ 80 tuổi. Nhưng chị lại gặp một lão già mất nết, nửa đêm còn mò vào phòng chị giở trò. Có nhiều người đặn bà khác rơi vào tình cảnh quẫn bách như chị Dậu có khi đành chịu buông tay khuất phục, nhắm mắt trước cuộc đời trôi theo số mệnh. Nhưng người đàn bà nông dân này cứ lăn xả vào bỏng tối, tìm cách phá tung để tìm đường sống. Hành động quyết liệt đó là một hành động đấu tranh tự phảt đom độc chưa có ý thức, chưa có phương hướng. Hình ảnh “trời tối đen như mực như cái tiền đồ của chị” cuối tác phẩm đã nói lên được vấn đề gỉải phóng con người nông dân. Những người nông dân bần cùng trước Cách mạng tháng Tám, đang tự tìm tòi từng bước đi cho mình, những bước đi chưa có một tia sáng hi vọng. Qua hình ảnh, cuộc sống của những người nông dân ở làng Đông Xá, Ngô Tất Tố đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc và cao cả.
5. Nhà thơ Tố Hữu:
Thơ Tố Hữu là thơ củạ một chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ có lí tưởng. Tố Hữu làm thơ trước hết là để ca ngợi cách mạng, ca ngợi Đảng và khẳng định lí tưởng cộng sản chủ nghĩa. Lí tưởng đã đem lại mục đích cho cuộc đời nhà thơ, cùng lí tưởng ấy đã đem lại lẽ tồn tại và sức sống cho hồn thơ ông. Trong Từ ấy, Tố Hữu thường dùng những từ ngữ đẹp nhất để gọi tên lí tưởng. Đó là “mắt thần chủ nghĩa”.., Tất cả những tên gọi khác nhau đó đều có chung một nghĩa chủ đạo: sự soi sáng, dẫn dắt, vạch hướng; chung một sắc thái biểu cảm cơ bản: sắc thái thành kính, ân tình. Cảm hứng đối với lí tưởng là nguồn cảm hứng mạnh mẽ quán xuyến suốt tập thơ. Ở đây có cái náo nức, rạo rực của tuổi trẻ bắt gặp ánh sáng, niềm hân hoan trước lí tưởng cuốn theo sự đồng cảm của người đọc đến mức không cưỡng lại được và lòng tin sắt đá vào lí tưởng đủ sức bất chấp mọi thứ trên đời.
Cảm động biết bao là buổi đầu gặp gỡ, trong hoàn eảnh đạt nước còn nô lệ, kẻ thù tung ra đủ thứ bùa mê hòng đánh lạc hưởng đấu tranh của quần chúng, hoặc đe dọa bằng súng gươm, bạo lực… Buổi đầu, Tố Hữu phải trải qua một thời gian “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Nhưng một biến cố lịch sử vĩ đại đã xảy đến, quyết định vận mệnh của đất nước, của thế hệ nhà thơ: phong trào yêu nước từ 1930 trở đi có Đảng lãnh đạo. Và lí tưởng cộng sản đã đến với Tố Hữu, chói chang, rực rỡ, như mặt trời xua tan đêm tối, như nguồn sống vô tận tiếp cho tâm hồn nhà thơ đươm hoa, kết trải, hun đúc trong anh bao nhiêu khát vọng nồng nàn vươn đến một thế giới ngập tràn ánh sáng. Tố Hữu đã viết những dòng thơ cảm động nhất về cái buổi ban đầu không thể nào quên được ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim /Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hường và rộn tiếng chim ”
Lí tưởng vừa lắng sâu, thấm tỏa trong tâm hồn nhà thơ, vừa trào lên theo dòng cảm xúc mãnh liệt thành những biểu tượng rực rỡ. Hình ảnh trong bốn çâu thơ bừng sáng long lanh, có bao nhiêu là táo bạo, trẻ trung trong cái thế giới tâm hồn hân hoan, chói sáng ấy. Duyên nợ giữa nhà thơ và lí tưởng là duyên nợ của mối tình đầu, khi đã bén rễ thì sẽ bền vững suốt đời, sẽ đi qua thử thách của thời gian nguyên vẹn, vượt lên mọi gian khó, hiểm nguy. Nhưng ở đây có cái gì lớn lao hơn, thiêng liêng hơn cả một mối tình, như là ân nghĩa tạo dựng sinh thành – bởi chính Đảng và lí tưởng của Đảng đã trực tiếp sinh ra nhà thơ cách mạng.
Người chiến sĩ cách mạng đã thấm nhuần lí tưởng của Đảng. Viễn cảnh lịch sử mà “Từ ấy” nêu lên làm lí tưởng rất cao đẹp, dài lâu. Lí tưởng của giai cấp vô sản, đó được xem là cái đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản là một thế giới đại đồng chan hòa tình yêu thương: “Rồi Xuân ấy cả nhân quần vui vẻ/ Nắm tay nhau tuy khác tiếng, màu da /Giẫm chân lên những núi sông chia rẽ/ Và ôm nhau thân ái cùng vang ca ”.
Nơi thế giới lí tưởng, con người vụt lớn lên, hào hùng, đầy sức mạnh “Xây thế giới cao quá trời xanh thẳm ”.Hình ảnh ấy trong sáng, đẹp như ước mơ và chính nó là ước mơ đẹp đẽ nhất, cao quý nhất mà loài người có thể nghĩ ra được. Nhưng mặt bên kia của vấn đề, hay nói đúng hơn, cái đích đầu tiên cần phải đạt đến, thành quả đầu tiên cần phải hái lấy, chướng ngại đầu tiên trên đường đi đến lí tưởng cần phải vượt qua là đập tan ách thống trị của kẻ thù dân tộc: “ Quyết hi sinh phá tan hết gông xiềng /Cho Tổ quốc muôn năm độc lập… ”
Đây chính là đòi hỏi cấp thiết nhất của chủ nghĩa yêu nước. Nội dung cơ bản của lí tưởng trong “Từ ấy” chính là sự kết hợp hai chân lí lớn nhất của thời đại: độc lập dân tộc và chủ nghĩa công sản.