Suy nghĩ về lời tâm sự của thầy Nguyễn Ngọc Ký: “Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết” (Thầy Nguyễn Ngọc Ký).

con-nguoi-ta-chỉ-sọ-khiem-khuyet-tam-hon-do-la-mam-tai-họa-con-bat-cu-khiem-khuyet-nao

Thầy Nguyễn Ngọc Ký từng tâm sự: “Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”.

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời tâm sự trên.

Tất cả chúng ta đều có những khuyết tật, điều khác nhau giữa chúng là có những khuyết tật nhìn thấy được và có những khuyết tật không thể nhìn thấy. Bởi vậy , nhà giáo ưu tú Ng Ngọc Kí đã từng khuyên mọi người, nhất là các bạn trẻ: “Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”

1. Giải thích câu nói.

“Khiếm khuyết”: là sự thiếu hụt, là sự không hoàn hảo, không hoàn thiện

“Khiếm khuyết trên cơ thể”: là những người dị tật, tàn tật, khuyết tật của cơ thể… Khiếm khuyết trên cơ thể dễ nhìn thấy và có thể sửa chữa được bằng sự can thiệp của y học hoặc vượt qua bằng ý chí, nghị lực… Nó không đáng sợ.

“Khiếm khuyết trong tâm hồn“: là sự lệch lạc của tâm hồn, thiếu chuẩn mực đạo đức, có nhiều thói xấu. Đó có thể là người thiếu nhân cách, thiếu tình yêu thương hoặc có hành vi ứng xử gây tổn thương đến mọi người xung quanh.

→ Bằng cách so sánh khiếm khuyết trên cơ thể với khiếm khuyết trong tâm hồn, Nguyễn Ngọc Ký đề cao vai trò của đời sống tâm hồn đối với con người. Câu nói đề cao ý nghĩa và vai trò của đời sống tâm hồn đối với mọi người.

2.  Bàn luận:

– Khiếm khuyết trên cơ thể không đáng sợ.

+ Khuyết tật trên cơ thể chỉ là những khuyết tật không mong muốn: khiếm khuyết về thị giác, thính giác, cơ quan vận động, mắc bệnh hiểm nghèo. Những khiếm khuyết ấy có thể chữa trị được nhờ y học, hoặc không thể chữa lành thì vẫn có thể vượt qua khiếm khuyết ấy nhờ nghị lực để trở thành người tốt, có ích.

+ Hàng triệu người khuyết tật có những người do mất hoàn toàn sức khoẻ nên phải sống trong sự đùm bọc, giúp đỡ của mọi người. Song cũng có rất nhiều người trong số họ còn khả năng lao động, hơn thế, còn khả năng học tập, sáng tạo nên những giá trị quý giá, góp phần đáng trân trọng trong việc xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. những tấm gương người khuyết tật có tài năng xuất chúng:

+ Tổng thống bị bại liệt người Mỹ F.D.Roosevelt, nhà vật lý lừng danh người Anh S.W.Hawking, nhạc sỹ thiên tài bị bệnh điếc người Đức L.V.Beethoven… Ở Việt Nam cũng có những người khuyết tật mà đức hạnh và tài năng của họ còn lưu tiếng thơm, gây bao xúc động trong lòng người, như nhà thơ chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ Hàn Mặc Tử v.v… Ngay từ khi sinh ra Nick đã không có tay, còn đôi chân thì rất ngắn. Với một thân thể tật nguyền nặng nề vậy mà chàng trai sinh năm 1987 này vẫn vươn lên vô vàn khó khăn để đạt được những thành công kỳ diệu. Nick đã viết sách và đi diễn thuyết, với trên 1600 bài, ở 24 nước trên thế giới về công việc và những thành công của mình. Cuốn sách nổi tiếng của Nick “Cuộc sống không giới hạn” vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam, qua bản dịch cũng của một người khuyết tật nổi tiếng, là nữ nhà văn, dịch giả Nguyễn Bích Lan. Đoàn Lê Thu l à một cô bé gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống, 10 tuổi bị ung thư, 11 tuổi phải cắt bỏ nửa chân trái, phải trải qua những đợt xạ trị kéo dài và đau đớn nhưng “chưa bao giờ có suy nghĩ từ bỏ sự sống.”Trái lại, cô bé đã sống và sống một cách mạnh mẽ. Với nụ cười luôn nở trên môi, Đoàn Lê Thu chia sẻ: “Khi sinh ra chúng ta không có quyền lựa chọn cuộc sống nhưng chúng ta có quyền lựa chọn cách sống cho mình. Vì vậy, khiếm khuyết lớn nhất của đời người là đầu hàng số phận.”

+ Những tấm gương ấy đã khiến cho cộng đồng nhận ra, chính những người có khiếm khuyết thể chất, bằng những hoạt động xã hội tích cực của mình đã góp phần giúp cho những người xung quanh nhìn ra được giá trị cuộc sống, từ đó có ý thức sống tốt hơn, sống đẹp hơn và sống xứng đáng hơn với sự may mắn của mình!

Tham Khảo Thêm:  Suy nghĩ về tính tiết kiệm

– Khuyết tật tâm hồn thật đáng sợ:

+ Khuyết tật tâm hồn sinh ra bởi lý tưởng sống không lành mạnh và những giá trị sống chưa được xác định đúng đắn: thói vô cảm, thờ ơ với đồng loại, dối trá, ươn hèn, sống ích kỉ, hẹp hòi, ganh ghét đố kị, ….

+ Sự khuyết tật tâm hồn khó nhìn nhận nên cũng khó được chữa trị, một khi chúng ta nhìn thấy nó thì nó dường như đã mục ruỗng và hư hại. Chỉ còn cách cắt bỏ mới có thể giúp tâm hồn lấy lại được sự hoàn hảo ban đầu! Nhưng chỉ những ai thực sự quyết tâm, thực sự chia tay với cái xấu xa để hướng về tính thiện mới có thể làm được cuộc đại phẩu thuật cắt bỏ ung nhọt ấy.

3. Bàn luận mở rộng:

– Tâm hồn làm nên nét đẹp nhân văn trong mỗi con người và ý nghĩa cuộc đời. Tâm hồn cao đẹp, trong sáng, lành mạnh có tác động tích cực đến việc hình thành và khẳng định nhân cách của mỗi con người, góp phần xây dựng xã hội thân thiện, nhân ái…

– Khiếm khuyết trong tâm hồn sẽ làm đời sống tinh thần của mỗi con người trở nên nghèo nàn, lệch lạc, dễ dẫn đến sự đố kị, thói đa nghi, cố chấp, ích kỉ, vô cảm, các hành vi bất nhân và tội ác dễ dàng hình thành. Mất tâm hồn sẽ mất nhân cách.

– Tâm hồn trong sáng, cao đẹp, lành mạnh…có tác động tích cực đến việc hình thành và khẳng định nhân cách con người, góp phần xây dựng xã hội thân thiện, nhân ái, ưu việt…. Khiếm khuyết trong tâm hồn sẽ làm đời sống mỗi con người nghèo nàn, lệch lạc, …sự đố kị, tính đa nghi, cố chấp, thói ích kỉ, bệnh vô cảm và các hành vi bất nhân, tội ác dễ dàng hình thành. Mất tâm hồn sẽ mất nhân cách…

– Suy nghĩ về việc nuôi dưỡng, bồi dưỡng ngọn lửa tâm hồn cho con người, nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa dễ làm thanh niên thờ ơ, sao nhãng việc bồi dưỡng tâm hồn. Hậu quả là làm xuất hiện trong xã hội nhiều lối sống lệch lạc, nhiều tội ác, nhiều con người thiếu nhân cách…  Bồi dưỡng, nuôi dưỡng ngọn lửa tâm hồn là việc làm cần thiết của mỗi cá nhân. của từng gia đình và của toàn xã hội.

4. Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

– Mỗi người, nhất là HS, cần rèn luyện tu dưỡng hướng tới sự phát triển hoàn thiện: khỏe mạnh về thể chất, phong phú, cao đẹp về tâm hồn, nghị lực ý chí .

– Học tập nghị lực sống của những tấm gương “khuyết về thân thể” nhưng “nở hoa về tâm hồn”

– Hãy tin yêu ở cuộc đời: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy / Ta có thêm ngày mới để yêu thương”

– Hãy tìm cho mình những ý nghĩa sống tích cực và tốt đẹp. “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa, những nụ cười” hay “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”……. Tránh xa ma lực đồng tiền, cạm bẫy của danh vọng, từ bỏ tính ích kỉ và lòng đố kị.

– Câu nói thể hiện một quan niệm đúng đắn, tích cực, giúp con người biết cách phấn đấu để hoàn thiện nhân cách, nâng cao phẩm giá.

– Hướng tới sự phát triển hoàn thiện: khỏe mạnh về thể chất, phong phú, cao đẹp về tâm hồn là cần thiết cho mỗi người, nhất là giới trẻ…


Tham khảo:

“Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”.

Nhà triết gia Thomas Carlyle đã từng nói “Hạnh phúc của con người không nằm ở vận may bên ngoài mà nó nằm ở sự tốt đẹp, thứ bên trong và không thể nhìn thấy bên trong tâm hồn”. Điều may mắn và giá trị nhất của một con người không phải những thứ vật chất chúng ta sở hữu, mà đó chính là một tâm hồn đẹp. Trong tất cả chúng ta ai cũng có khiếm khuyết, nhưng điều khác nhau là những khiếm khuyết ấy chúng nằm ở đâu, ở trên cơ thể hay ẩn bên trong tâm hồn. Bởi vậy, lời tâm sự của nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã đưa đến chúng ta một thông điệp rất ý nghĩa: “Khuyết tật cơ thể không phải là rào cản phát triển, chỉ sợ khuyết tật trong tâm hồn”.

Winston Maxwell Stone đã tự chia khiếm khuyết thành hai loại: khiếm khuyết nhìn thấy được bằng mắt thường và khiếm khuyết không nhìn thấy được. Tuy nhiên, khiếm khuyết mà chúng ta có thể nhìn thấy không phải thứ đáng sợ nhất, mà ngược lại, khiếm khuyết mà ta không thể thấy mới thật sự khiến ta sợ hãi. Khiếm khuyết thường được chúng ta hiểu là sự thiếu hụt, không hoàn hảo, không hoàn thiện. “Khuyết tật cơ thể” là những khiếm khuyết về thể chất như bị dị tật, mất đi một phần cơ thể,…là những điều có thể dễ dàng nhìn thấy và thay đổi, sửa chữa nhờ sự can thiệp của y học hoặc tự vượt qua bằng chính ý chí nghị lực. Bởi thế nó không hề đáng sợ, mà đáng sợ là những “khuyết tật trong tâm hồn”. Đó là những tình cảm lệch lạc, hẹp hòi, thiếu thốn, yếu đuối hay thậm chí là đen tối,…Chúng ẩn sâu trong tâm hồn, rất khó để chúng ta nhận ra và sửa chữa, thế nên có thể dẫn con người ta đến các hành vi xấu xa, tàn bạo,…và đôi khi, chính chúng là những mầm móng tai họa thật sự. Câu nói đã nói lên rằng khuyết tật về cơ thể không phải là một bức tường, một rào cản cho sự phát triển của cuộc sống ta, mà đời sống tâm hồn, một tâm hồn đẹp không bị khiếm khuyết mới là quan trọng nhất.

Tham Khảo Thêm:  Nhận diện đề và cách làm bài đề văn nghị luận xã hội

Câu nói của giáo sư Nguyễn Ngọc Ký thật sự rất chính xác. Khuyết tật cơ thể chỉ là những khuyết tật không mong muốn về thể chất như thị giác, thính giác, bộ phận cơ thể hay những bệnh căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng những điều này không đáng buồn bởi ngày nay cơ sở y học đã phát triển có thể chữa lành gần như tất cả, hoặc chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua nhờ vào ý chí quyết tâm, nghị lực để trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội. Trên khắp thế giới có hàng trăm triệu người khuyết tật, có những người thậm chí còn mất đi hoàn toàn sức khỏe nhưng họ vẫn mang cho mình một lòng quyết tâm, không bỏ cuộc trước số phận và đạt được rất nhiều thành công.

Bên cạnh đó cũng có những người còn khả năng lao động, làm việc, nhờ vào ý chí kiên cường và cả sự may mắn bé nhỏ ấy mà họ đã tạo những giá trị quý báu, góp phần xây dựng nên một xã hội đầy nghị lực, văn minh, hiện đại. Điển hình như nhà vật lý Stephen Hawking tuy bị căn bệnh thái hóa thần kinh vận động đày đọa nhưng ông vẫn dành cả cuộc đời mình cho việc giải mã vụ trũ khoa học và tạo nên nhiều thành tựu, hay như nhạc sĩ thiên tài Beethoven bị điếc hoàn toàn nhưng ông đã trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Nick Vujicic bị khuyết mất cả đôi tay và đôi chân thế nhưng ông đã vượt qua sự khuyết tật trên cơ thể để có được một cuộc sống đầy ý nghĩa và tốt đẹp bởi một tâm hồn lạc quan, và ông đã trở thành một diễn thuyết gia, nhà văn nổi tiếng. Tất cả những tấm gương, những con người, những nghị lực ấy đã khẳng định với ta rằng khuyết tật cơ thể không hề đáng sợ, nó cũng không phải rào cản ngăn ta đạt đến ước mơ, sự phát triển của chính bản thân mình.

Khuyết tật tâm hồn mới thật sự là điều đáng sợ, nó sinh ra bởi những lý tưởng sống không lành mạnh hay những giá trị sống chưa được xác định đúng đắn. Tâm hồn vốn làm nên vẻ đẹp nhân văn trong mỗi con người. Một tâm hồn cao đẹp, trong sáng, lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành và khẳng định nhân cách của con người. Việc chúng ta có một tâm hồn đẹp, lạc quan, trong sáng cũng giống như ta đang sở hữu một viên ngọc quý báu, đó là yếu tố quan trọng để hình thành tương lai tươi sáng sau này, bởi tâm hồn ảnh hưởng đến nhân cách con người. Điều đó cũng góp phần xây dựng xã hội thân thiện và đầy tình nhân ái. Chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều cá nhân, việc làm, hay hành động của những người có tâm hồn đẹp ở mọi nơi trong cuộc sống. Ví như các tổ chức, các quỹ từ thiện vì người nghèo, phong trào kế hoạch nhỏ, quỹ cứu giúp người dân vùng lũ hay những cuộc phẫu thuật miễn phí cho các em nhỏ mắc bệnh tim, các bệnh hiểm nghèo. Hay những người có nghĩa cử cao đẹp như hiến máu nhân đạo, hiến nội tạng cứu người, và cả lòng dũng cảm hi sinh vì tổ quốc các người anh hùng, chiến sĩ trong lịch sử,…

Tham Khảo Thêm:  Cảm nhận khổ 1 và 4 bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Có những người tuy bị khiếm khuyết về hình thể nhưng họ lại mang một tâm hồn đẹp, chính điều đó đã khiến cuộc đời họ trở nên có ý nghĩa. Trong khi đó, có những người khoác lên mình một vẻ đẹp cao thượng, hoàn hảo thế nhưng bên trong tâm hồn lại mục rỗng, xấu xa thì điều đó cũng trở nên vô nghĩa. Sự khuyết tật về tâm hồn khiến đời sống tinh thần của chúng ta bị nghèo nàn và tăm tối. Cũng từ đó hình thành nên sự vô cảm, thói ích kỷ, các hành vi bất nhân, bệnh hoạn. Mất tâm hồn cũng chính là mất đi nhân cách. Những kẻ móc túi, trộm cướp thường bị khuyết tật về tâm hồn, từ cái sự tham lam, xấu xa đã khiến họ làm ra những hành vi phạm pháp. Hay những kẻ xâm hại trẻ em cũng chính là bị lệch lạc trong tâm hồn, dẫn đến các việc làm đồi bại mà xã hội không thể nào chấp nhận được. Khiếm khuyết ấy còn ảnh hưởng đến gia đình và toàn thể xã hội, bởi những người có các thói xấu ấy sẽ khiến xã hội dần mất đi sự an ninh, văn minh vốn có. Sự khiếm khuyết về tâm hồn rất khó để nhận ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc rất khó để chữa trị, đôi khi lúc chúng ta nhận ra được thì tâm hồn cũng đã trở nên hư hại. Và nếu ta thật sự quyết tâm chữa lành khuyết tật ấy thì mới có thể hoàn toàn chia tay cái xấu và dần hình thành một tâm hồn tốt đẹp hơn.

Đáng buồn thay cho những kẻ không nhận ra được những khiếm khuyết trong tâm hồn mình. Chính điều đó đã khiến nhân cách họ dần bị mục nát, dẫn đến các lỗi lầm, gây ra nhiều tệ nạn cho xã hội. Họ cần phải suy nghĩ, quyết tâm sửa chữa và được rèn luyện để rửa trôi những thói xấu, có như vậy tâm hồn họ mới được lành lặn và trở nên cao đẹp hơn. Cũng từ đó mà đưa họ trở về con đường đúng đắn, giúp cuộc sống họ trở nên ý nghĩa và tươi đẹp hơn, trở thành một con người thật sự có ích cho xã hội.

Nhưng làm thế nào mà ta không bị khiếm khuyết về tâm hồn? Câu trả lời chỉ có một, rằng ta phải tự tìm và xác định cho mình những ý nghĩa sống tích cực và tốt đẹp. Xã hội ngày càng phát triển, thay đổi khiến con người ta dần quên mất việc bồi dưỡng, giữ lửa cho tâm hồn. Ta cần phải tránh xa ma lực của đồng tiền, giữ gìn và rèn luyện để những đức tính tốt đẹp luôn được phát huy. Đó là việc làm cần thiết đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, nếu mỗi chúng ta có lý tưởng sống tốt đẹp thì sẽ làm cho xã hội cũng trở nên thật văn minh. Tuy nhiên, mỗi người cũng phải rèn luyện để hướng tới sự phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần, nghị lực, ý chí. Ta còn phải tin yêu ở cuộc đời, giữ cho tâm hồn luôn lạc quan, câu thơ của Kahlil Gibran cũng đã viết rằng:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày mới để yêu thương”.

Câu nói của giáo sư Nguyễn Ngọc Ký như tiếp thêm sức mạnh cho những người bị khiếm khuyết về cơ thể, đồng thời cũng như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đang có tâm hồn chưa tốt đẹp, lệch lạc. Khiếm khuyết cơ thể sẽ không còn là điều bất hạnh nếu ta biết vượt qua bằng ý chí, nghị lực và sở hữu một tâm hồn đẹp, bởi điều này sẽ làm chúng ta trở nên hoàn hảo hơn rất nhiều trong mắt mọi người. Và đó cũng là một bài học quý báu cho mỗi người chúng ta, không nên tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể của bản thân, mà hãy luôn cố gắng vượt qua. Nhưng quan trọng nhất là phải giữ gìn cho tâm hồn của chính mình luôn tươi đẹp, lạc quan dù cho có gặp khó khăn, thiếu hụt gì trong cuộc đời đi nữa.

Nghị luận: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh

 

Related Posts

Nghị luận: Cái mất đáng tiếc là thời gian. Cái mất đáng lo là cơ hội. Cái mất đáng buồn là niềm tin. Cái mất đáng sợ là tình người

Mất mát đáng tiếc là thời gian. Lo lắng mất mát là cơ hội. Một mất mát đáng buồn là niềm tin. Mất mát ghê gớm là…

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát….

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh.

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh. I. Những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh. 1. Lỗi…

Những lưu ý khi tiến hành làm bài văn nghị luận.

Những lưu ý khi viết luận văn. 1. Trước khi lên lớp học sinh phải phân tích đề. – Chỉ định định dạng tiêu đề. – Xác…

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề.

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề. A. Mở đầu. Trong khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học,…

Nghị luận: Thơ ca là cái đẹp đi tìm

tranh luận: thơ là vẻ đẹp được tìm kiếm. Một chuyên gia thẩm mỹ cho biết: Tất cả các thể chế chính trị đều qua đi, chỉ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *