Cảm nhận phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua Những ngôi sao xa xôi

cam-nhan-pham-chat-anh-hung-cua-tuoi-tre-viet-nam-thoi-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-qua-nhung-ngoi-sao-xa-xoi-678

Cảm nhận phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua Những ngôi sao xa xôi.

Người con gái Việt Nam sở hữu một vẻ đẹp mạnh mẽ nhưng có chút dịu dàng, cứng cỏi nhưng lại toát lên vẻ thanh khiết của một người phụ nữ. Và một trong những ví dụ điển hình đó chính là ba nữ thanh niên xung phong: chị Thao, chị Nho và đặc biệt là chị Phương Định trong bài “những ngôi sao xa xôi” do Lê Minh Khuê sáng tác. Ở ba người đã toát nên một vẻ đẹp độc đáo, vi diệu và bất tử của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến ác liệt của đất nước.

Lê Minh Khuê là nhà một nhà văn nữ từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Các tác phẩm của bà chủ yếu là các mẩu truyện ngắn nói về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” nổi tiến của bà cũng không ngoại lệ.

Truyện kể về cuộc sống lao động và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong Phương Định, Nho, Thao trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Họ là một “tổ trinh sát mặt đường” trên tuyến đường Trường Sơn oanh liệt. Nhiệm vụ của bộ ba là “quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, và nếu cần thì phá bom”. Mặc dù tính chất nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, họ vẫn luôn yêu quý công việc và những người đồng đội của mình, luôn giữ cho mình sự ngây thơ, niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống, họ luôn coi trọng những phút giây bình yên hiếm hoi trên chiến trường đầy hiểm trở. Trong một lần phá bom, Nho đã gặp phải tai nạn và bị thương, Phương Định và Thao đã hết lòng chăm sóc và lo lắng. Khi Thao đã qua cơn nguy hiểm, cả ba lại trở nên vui sướng, reo hò, thích thú khi bắt gặp một cơn mưa đá đang rơi trên cao điểm, báo hiệu mối nguy đã đi qua.

Vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong.

Tổ trưởng Thao: Người lớn tuổi nhất có tính cách trầm lặng, nghiêm túc, dày dặn kinh nghiệm nhưng khi thấy máu thì mặt lại táy mét. Tuy trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ nhưng chị không quên làm đẹp bản thân. Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu nổi bậc. Chị hay tỉa đôi lông mày của mình rất cẩn thận. Tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị: cương quyết, táo bạo. Và chị cũng rất là thích hát, lúc hát thì giọng nghe rất chua, nhạc thì sai bét, không hát trôi chảy được bài nào nhưng lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là ngồi chép bài hát.

Cô em út Nho:  Nho là người nhỏ tuổi nhất tổ. Cô có ngoại hình dễ thương, xinh đẹp. Tính tình đôi lúc bướng bỉnh, lầm lì nhưng lúc nào cũng hồn nhiên và vui vẻ. Nho thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nho là biểu hiện tiêu biểu của việc mong manh nhưng lại dũng cảm nơi chiến trường khốc liệt.

Nhân vật Phương Định: Một cô gái xinh đẹp, có bím tóc dài, mềm. Cô sở hữu cái cổ bút chì, cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Mắt dài có màu nâu thẫm, hay nheo nheo lại như chói nắng. Tuy không nghiêm nghị như chị Thao nhưng lại cứng rắn và kiên cường, không hồn nhiên như Nho nhưng lại rất nhạy cảm, hay suy tư.

→ Ba cô gái không chỉ mang nét đẹp ngoại và tính cách lạc quan, hồn nhiên, mộng mơ mà có tinh thần yêu nước và chấp nhận hi sinh vì quê hương, tổ quốc.

Lý tưởng sống cao đẹp của ba cô gái.

Ba nữ thanh niên có chung một mục đích chiến đầu: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Họ không tiếc tuổi thanh xuân, cống hiến sức mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Trong trái tim trẻ, đất nước vô cùng thiêng liêng. Ngoài tình yêu tổ quốc và quyết tâm bảo vệ tổ quốc, trong họ không có lí tưởng nào khác.

Những cô gái trẻ tuổi, gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nhận nhiệm vụ trinh sát mặt đường, một nhiệm vụ đầu nguy hiểm luôn đối mặt cận kề với cái chết. Tinh thần dũng cảm, chấp nhận hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc biệt là Phương Định. Cô vừa rồi khỏi ghế nhà trường, cô đã chọn chiến trường Trường Sơn để cống hiến sức minh như bao lớp trẻ ở Hà Nội thể hiện lý tưởng sống cao đẹp là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Phương Định mang một thế giới mộng mơ vào chiến trường Trường Sơn, có lòng yêu nước nồng nàn và cống hiến cuộc đời cho đất nước mặc dù cô còn rất trẻ.

Khi cô gia nhập đội ngũ, cô vào đội trinh sát cùng với hai đồng đội của mình là chị Thao và em Nho. -Công việc của đội trinh sát là đồ và ước tính khối lượng đất đá bị địch thả xuống, đếm những quả bom chưa nổ và dùng thuốc nổ đặt vào bên cạnh nó để phá. Một công việc rất quan trọng trên tuyến đường Trường Sơn nhưng đồng thời cũng đầy những nguy hiểm, luôn cần kề với cái chết

Không chỉ đẹp ở lý tưởng mà còn đẹp ở tâm hồn.

Ta có thể thấy đó là sự gan dạ, dũng cảm. Công việc của ba nữ thanh niên xung phong chính là gỡ bom. Họ xem nó như là một công việc thường trực và không hề sợ điều đó. Họ chỉ việc ngồi khi bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng, đấp lắp và hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.

Ngoài ra, ta có thể thấy sự lạc quan, yêu đời qua nhân vật Thao và Phương Định. Mặc dù ở chiến trường nơi mưa bom, bão đạn diễn ra hằng ngày. Hơn thế nữa nó có thể khiến cho những người ở khu vực đó chết bất cứ lúc nào. Ta có thể thấy rõ điều này qua các chi tiết như: Phương Định thích ngắm mắt mình trong gương, điệu và là một người có lòng tự trọng. Cho dù ở mặt trận chiến trường thì Phương Định vẫn cứ hồn nhiên mà làm đẹp cho chính bản thân mình. Còn Nho khi hầm bị sập, em vẫn nở một nụ cười trên môi ấy dù lúc đó em có đang bị thương.

Tình yêu thương tận tình, sự chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên thể hiện rõ nhất là khi Nho bị thương. Thao và Phương Định lo lắng và chăm sóc cho Nho. Phương Định rửa vết thương Nho bằng nước đun sôi trên bếp than, bông băng trắng. Bên cạnh đó, Phương Định còn tiêm thuốc cho Nho. Còn chị Thao dù rất sợ máu nhưng vẫn động viên cho em ấy.

→ Qua ba nhân vật trên, ta có thể thấy được lòng gan dạ, dũng cảm, sự lạc quan yêu đời và tinh thần gắn kết đồng đội tạo nên một đội vững mạnh mang tên: “tổ trinh sát mặt đường.” Những vẻ đẹp tâm hồn của họ, cũng là vẻ đẹp tâm hồn của một lứa thanh niên Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Liên hệ để thấy rõ hơn về hình tượng chiến sĩ cách mạng.

Anh thành niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:

Phương Định và anh thanh niên là hai nhân vật xuất thân từ hai tác phẩm khác nhau, song họ lại có nhiều nét tương đồng với nhau nói về một người lính cách mạng yêu nước :

– Công việc và lý tưởng của họ đều tôn lên về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên (trẻ) Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cứu nước. Công việc dù khó khăn gian khổ họ sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ ấy. Có một lối sống, ý chí khát vọng cao đẹp

Phương Định là một cô gái đẹp lẫn tâm hồn và tính cách; đối với cô những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.

Phương Định là nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhiệm vụ của cô là phá bom và lấp đường-những công việc mang đầy gian lao, khó khăn, nguy hiểm nhưng ta chưa bao giờ thấy cái rung sợ, yếu đuối của cô khi đảm nhận công việc này. (Tiêu biểu cho lớp trẻ Việt Nam đứng lên chiến đấu, bảo vệ Tổ Quốc)

Anh thanh niên là một người làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ở trên đỉnh Yên Sơn-Sapa. Nhiệm vụ: đo nắng đo mưa, đo gói, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, khí hậu khắt nghiệt, làm việc với thời gian không ổn định.

Là một chàng trai khiêm tốn, thật thà, có trách nhiệm và kỉ luật cao trong công việc . Sống lạc quan vui tươi yêu đời. (Tiêu biểu cho lớp trẻ Việt Nam đứng lên xây dựng đất nước).

Liên hệ với người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

– Họ có một tình yêu nước thiết tha, quyết chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước, thống nhất hai miền Nam-Bắc (lý tưởng).

– Họ cùng chiến đấu trên một chiến trường ác liệt, cận kề cái chết (nhiệm vụ).

– Họ là những người gan dạ, dũng cảm, có trách nhiệm với công việc, nghiêm túc trong công việc, yêu nghề (phẩm chất).

– Họ luôn biết đoàn kết, yêu thương đồng đội (phẩm chất).
– Họ có một yêu thiên nhiên tha thiết, lúc nào cũng lạc quan (tâm hồn)

– Những ngôi sao xa xôi: ba cô gái chú trọng hình thức, điệu đà, cá tính, kiêu kì (hình thức).

– Người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Dân dã, mộc mạc,, không quan tâm vẽ bề ngoài (hình thức).

→ Tóm lại, ba nhân vật trong tác phẩm đã cho ta thấy được vẻ đẹp về mọi khía cạnh, bài văn như là sự hợp tác giữa các văn bản với nhau. Về phía vẻ đẹp hình thức, các cô gái đều sở hữu nét ngoài xinh đẹp, dễ thuơng nhưng mạnh mẽ, kiên cường. Lý tưởng của các cô là một mục đích cao đẹp, cống hiến cuộc đời mình cho tổ quốc ngày một tốt đẹp hơn. Tuy lý tưởng và vẻ ngoài bất khuất là thế nhưng lại sở hữu tâm hồn lạc quan, yêu đời nhưng hết lòng vì đất nước, yêu thuơng, che chở lẫn nhau khi bị thuơng.

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ; “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long; “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.


Bài tham khảo:

Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua Những ngôi sao xa xôi.

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai” là tinh thần của thế hệ tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống mỹ cứu nước. Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, họ đã không tiếc tuổi thanh xuân và xương máu xung phong đi chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Phẩm chất cao quý ấy được khắc họa đậm nét qua hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Lê Minh Khuê là nhà một nhà văn nữ từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Các tác phẩm của bà chủ yếu là các mẩu truyện ngắn nói về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trung giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” nổi tiếng của bà cũng không ngoại lệ.

Truyện kể về cuộc sống lao động và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong Phương Định, Nho, Thao trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Họ là một “tổ trinh sát mặt đường” trên tuyến đường Trường Sơn oanh liệt. Nhiệm vụ của bộ ba là “quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, và nếu cần thì phá bom”.

Mặc dù tính chất nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, họ vẫn luôn yêu quý công việc và những người đồng đội của mình, luôn giữ cho mình sự ngây thơ, niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống, họ luôn coi trọng những phút giây bình yên hiếm hoi trên chiến trường đầy hiểm trở.

Trong một lần phá bom, Nho đã gặp phải tai nạn và bị thương, Phương Định và Thao đã hết lòng chăm sóc và lo lắng. Khi Thao đã qua cơn nguy hiểm, cả ba lại trở nên vui sướng, reo hò, thích thú khi bắt gặp một cơn mưa đá đang rơi trên cao điểm, báo hiệu mối nguy đã đi qua.

Tuy mỗi người một cá tính nhưng ở họ toát lên vẻ đẹp của người lính: gan dạ, kiên cường, quả cảm. Cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ và hiểm nguy nhưng lúc nào họ cũng lạc quan, yêu đời. Tâm hồn nhạy cảm, ý chí sắt đá của tuổi trẻ yêu nước đã giúp họ đứng vững trên chiến tuyến, đối diện với cái chết từng ngày mà không hề run sợ.

Thao là tổ trưởng và cũng là người lớn tuổi nhất. Chị có tính cách trầm lặng, nghiêm túc, dày dặn kinh nghiệm nhưng khi thấy máu thì mặt lại táy mét. Tuy nghiêm khắc nhưng lúc nào chị cũng thích làm đẹp. Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu nổi bậc. Chị hay tỉa đôi lông mày của mình rất cẩn thận. Tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị: cương quyết, táo bạo. Chị cũng rất là thích hát. Lúc hát thì giọng nghe rất chua, nhạc thì sai bét, không hát trôi chảy được bài nào nhưng lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là ngồi chép bài hát. Thao tiêu biểu cho lớp tuổi trẻ đã trưởng thành trong kháng chiến, có trách nhiệm dìu dắt lớp đàn em trên chiến trường, giữ vững trận địa.

Nho là cô em út, nhỏ tuổi nhát trong tổ. Đôi lúc, Nho tỏ ra bướng bỉnh, lầm lì kiểu con nít nhưng lúc nào cũng dễ thương, hồn nhiên và vui vẻ. Nhơ thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nho có ngoại hình dễ thương, xinh đẹp, là biểu hiện tiêu biểu của việc mong manh nhưng lại dũng cảm nơi chiến trường khốc liệt.

Cuối là nhân vật Phương Định, một cô gái khá, có bím tóc dài, mềm. Phương Định sở hữu cái cổ bút chì, cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn; mắt dài có màu nâu thẫm, hay nheo nheo lại như chói nắng. Tuy không nghiêm nghị như chị Thao nhưng Phương Định lại cứng rắn và kiên cường; không hồn nhiên như Nho nhưng lại rất nhạy cảm, hay suy tư.

Ba cô gái không chỉ mang nét đẹp ngoại và tính cách lạc quan, hồn nhiên, mộng mơ mà có tinh thần yêu nước và chấp nhận hi sinh vì quê hương, đất nước; một lòng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Lý tưởng sống của ba cô gái giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Không chỉ đẹp ở lý tưởng mà ba nữa thanh niên xung phong còn rất đẹp ở tâm hồn.

Vì lý tưởng cao cả ấy cho nên lúc nào những cô gái trẻ tuổi, gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nhận nhiệm vụ trinh sát mặt đường, công việc của ba nữ thanh niên xung phong chính là gỡ bom, một nhiệm vụ đầy nguy hiểm luôn đối mặt cận kề với cái chết nhưng chưa bao giờ họ lùi lại hoặc trốn tránh công việc. Họ xem nó như là một công việc thường trực và không hề sợ điều đó. Họ chỉ việc ngồi khi bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng, đấp lắp và hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Lúc nào, họ cũng sẵn sàng chấp nhận hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ.

Tinh thần đồng đội gắn kết, tình yêu thương sâu đậm thể hiện qua sự chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên thể hiện rõ nhất là khi Nho bị thương. Thao và Phương Định lo lắng và chăm sóc cho Nho. Phương Định rửa vết thương Nho bằng nước đun sôi trên bếp than, bông băng trắng. Bên cạnh đó, Phương Định còn tiêm thuốc cho Nho. Còn chị Thao dù rất sợ máu nhưng vẫn động viên cho em ấy.

Đặc biệt là Phương Định, tác giả đã tập trung khắc họa phẩm chất anh hùng ở cô gái trong có vẻ tiểu thư ấy. Cô vừa rồi khỏi ghế nhà trường, cô đã chọn chiến trường Trường Sơn để cống hiến sức minh như bao lớp trẻ ở Hà Nội thể hiện lý tưởng sống cao đẹp là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Cô mang một thế giới mộng mơ vào chiến trường Trường Sơn với lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng cống hiến cuộc đời cho đất nước mặc dù cô còn rất trẻ.

Qua ba nhân vật trên, ta có thể thấy được lòng gan dạ, dũng cảm, sự lạc quan yêu đời và tinh thần gắn kết đồng đội tạo nên một đội vững mạnh mang tên: “tổ trinh sát mặt đường.” Những vẻ đẹp tâm hồn của họ, cũng là vẻ đẹp tâm hồn của một lứa thanh niên Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Vẻ đẹp phẩm chất ấy cung là nét chung của tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chông mỹ cứu nước. Hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ tiểu đội xe không kính gan dạ, dũng cảm, kiên cường đưa xe chạy dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù để đưa chuyến hành tới chiến trường miền Nam, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hớn hở trở về khiến ta thêm khâm phục biết mấy ý chí của con người. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa cống hiến cả tuổi thanh xuân tình nguyện làm việc nơi đỉnh cao Yên Sơn đơn độc.

“Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. Văn học gợi ý cho nhân loại về lối sống, cách sống và cách để trở nên các vĩ nhân. Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Định, Nho, của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến tranh đã đi qua, sau ba thập kỉ, đọc truyện Những ngôi sao xa xôi, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước.

Tham Khảo Thêm:  Phân tích những triết lí sâu sắc trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Related Posts

Nghị luận: Cái mất đáng tiếc là thời gian. Cái mất đáng lo là cơ hội. Cái mất đáng buồn là niềm tin. Cái mất đáng sợ là tình người

Mất mát đáng tiếc là thời gian. Lo lắng mất mát là cơ hội. Một mất mát đáng buồn là niềm tin. Mất mát ghê gớm là…

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát….

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh.

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh. I. Những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh. 1. Lỗi…

Những lưu ý khi tiến hành làm bài văn nghị luận.

Những lưu ý khi viết luận văn. 1. Trước khi lên lớp học sinh phải phân tích đề. – Chỉ định định dạng tiêu đề. – Xác…

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề.

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề. A. Mở đầu. Trong khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học,…

Nghị luận: Thơ ca là cái đẹp đi tìm

tranh luận: thơ là vẻ đẹp được tìm kiếm. Một chuyên gia thẩm mỹ cho biết: Tất cả các thể chế chính trị đều qua đi, chỉ…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *