Tài liệu bồi dưỡng kiến thức Tiếng Việt 9 – Luyện thi tuyển sinh 10.
I. TỪ TIẾNG VIỆT.
1.Từ và cấu tạo của từ.
– Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Tiếng Việt có hai loại từ cơ bản: Từ đơn và Từ phức.
– Từ đơn: là từ chỉ gồm một tiếng. Ví dụ: sách, nhà, cỏ, núi,….
– Từ phức là từ gồm từ 2 tiếng trở lên, bao gồm từ ghép và từ láy. Ví dụ: học sinh, nhà trường, nhà cửa, xe cộ, long lanh, ầm ầm,…
– Trong từ phức gồm có: từ ghép và từ láy.
+ Từ ghép được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa lại với nhau. Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Từ ghép chính phụ là từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Ví dụ: xe đạp, hoa hồng, bút máy, chiến thắng, học sinh,…
- Từ ghép đẳng lập: là từ có tính chất họp nghĩa của nhiều tiếng, không có tiếng nào chính, tiếng nào phụ. Ví dụ: quần áo, nhà cửa, trước sau, cha mẹ, chân tay, ăn uống,….
– Trật tự giữa các tiếng của từ ghép đẳng lập trong nhiều trường họp có thể thay đôi vị trí nhưng ý nghĩa không thay đổi (ví dụ: quần áo áo quần, nhà cửa – cửa nhà, cha mẹ – mẹ cha…).
+ Từ láy là một trong hai kiểu từ phức được tạo thành từ các tiếng có quan hệ láy âm với nhau. Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
- Từ láy toàn bộ (hoàn toàn) là những từ láy có tiếng lặp lại hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tiếng gốc (chỉ biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối). Ví dụ: xinh xinh, xanh xanh, hơi hơi, trăng trắng, đo đỏ, nho nhỏ,…
- Từ láy bộ phận là những từ láy có tiếng láy lặp lại một bộ phận của tiếng gốc (hoặc phụ âm đầu, hoặc vần). Ví dụ: sạch sẽ, trắng trẻo, xanh xao, lúng túng, bối rối, loanh quanh…
2. Nghĩa của từ.
– Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị. Có 2 cách chính để biểu thị nghĩa của từ:
– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Ví dụ: Thủ đô: thành phố đứng hàng đầu của một quốc gia, nơi làm việc của chỉnh phủ và các cơ quan trung ương.
– Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. Ví dụ: phi cơ = máy bay; tàu hỏa = xe lửa…
3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
– Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ làm nên tên gọi cho nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau, biểu đạt nhiều khái niệm khác nhau (các nghĩa của một từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau).
Ví dụ: Thịt:
1) Phần mềm có thớ, trong cơ thế người và động vật (thịt lợn);
2) Phần chắc ở bên trong lóp vỏ quả, vỏ cây (Quả nhãn dày thịt);
3) Làm (Bắt gà làm thịt).
* Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
– Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa chính, xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác (nghĩa 1 trong từ thịt).
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được sinh ra trên cơ sở nghĩa gốc trong một từ nhiều nghĩa (nghĩa 2 và nghĩa 3 của từ thịt).
4. Từ đồng âm.
– Khái niệm: Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau.
Ví dụ:
– Bò (động từ): di chuyển thân thể ở tư thế bụng áp xuống, bằng cử động của toàn thân hoặc những chân ngắn: Con kiến bò
– Bò (danh từ): động vật nhai lại, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa: Đĩa thịt bò
5. Từ đồng nghĩa.
– Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ phát âm khác nhau nhưng có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: chết = hy sinh = từ trần = tạ thể khuất núi = qua đời mất…
6. Từ trái nghĩa.
– Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ phát âm khác nhau và có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: đẹp >< xấu; ngắn >< dài; thiện >< ác; cao >< thấp…
7. Trường từ vựng.
– Khái niệm: Trường từ vựng là một tập họp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ:
– Trường từ vựng chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tỉm, vàng…
– Trường từ vựng chỉ gia súc: lợn, bò, trâu,…
8. Sự phát triển của từ.
– Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Những cách phát triển từ vựng là:
– Phát triển nghĩa của từ:
+ Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
Ví dụ: từ xe có nghĩa gốc là phương đi hoặc vận tải trên bộ, có 2 bánh lăn.Từ mới: xe ngựa, xe đạp, xe gắn mảy, xe xe
– Có 2 phương thức biến đổi chủ yếu:
+ Phương thức ẩn dụ:
Ví dụ:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
(Nghĩa thực của từ xuân: mùa khởi đầu của một năm mới, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc. Từ xuân trong câu trên còn có nghĩa ẩn dụ là tuổi trẻ).
+ Phương thức hoán dụ:
Ví dụ:
“Dù là tuốỉ hai mươi
Dù là khi tóc bạc“
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
(Nghĩa thực của “tuổi hai mươi” là lúc con người 20 tuổi. Nghĩa hoán dụ là giai đoạn tuổi trẻ của đời người. Nghĩa thực của “khi tóc bạc” là lúc tóc đã chuyển thành màu trắng do tuổi tác. Trong câu trên, “khi tóc bạc” có nghĩa hoán dụ là chỉ tuổi già →lấy dấu hiệu để chỉ sự vật).
– Tạo từ ngữ mới:
+ Việc tạo từ ngữ mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giao tiếp, sự ra đời của sản phâm mới, ngành khoa học mới,…
Ví dụ: điện thoại di động, xe tay ga, định, an toàn thực phẩm, bình ổn giá, rau sạch,…
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
+ Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích họp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
Ví dụ: Từ mượn các nước châu Âu: a-lô, a-xít, ê-ke, xà phòng, ki-lô-gam,…
Từ mượn Hán (từ Hán Việt) là từ Việt có nguồn gốc mượn từ tiếng Hán phát âm theo cách Việt Nam: thực tiễn hòa bình, quyết định, độc lập, sinh,…
9. Thuật ngữ.
– Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Ví dụ:
– Thuật ngữ văn học: thơ ca, văn chương, ẩn dụ, so sánh, nhân hoá…
– Thuật ngữ toán học: thương, tích, hiệu, biểu thức, bình phương, đại số…
– Thuật ngữ y học: điều dưỡng, giải phẫu, xét nghiệm, hộ sản, nhiễm trùng…
10. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
– Khái niệm: Từ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương.
Ví dụ:
– Từ địa phương Bắc Bộ: bầm (mẹ); giời (trời); chả (không, chẳng)…
– Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn); tía (cha); thẹo (sẹo); dù (cái ô)…
– Từ địa phương Trung Bộ: mô (đâu); chộ (thấy); rứa (thế); tê (kia)…
– Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ đặc biệt dùng trong một tầng lóp xã hội nhất định.
Ví dụ:
– Biệt ngữ của triều đình phong kiến: trẫm, khanh, hạ thần, ngự giá,…
– Biệt ngữ của học sinh: ngỗng (điểm 0), vịt (điểm 2), phao (tài liệu)… Không nên lạm dụng biệt ngữ xã hội vì có thể gây khó hiểu.
11. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
– Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
Ví dụ:
– Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói làm cho dãy tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. (Nguyễn Quang – Sáng, Chiếc lược )
– Ấm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
– Khái niệm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Ví dụ:
– Sương chùng chình qua ngõ. (Hữu Thỉnh, Sang thu)
– Từng giọt long lanh rơi. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhố)
II. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ.
1. So sánh.
– Khái niệm: So sánh là đem đối chiếu sự vật này với sự vật khác để tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng.
Ví dụ:
“Mặt trời xuống biến như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập”
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
2. Ẩn dụ.
– Khái niệm: Ẩn dụ là so sánh ngầm, gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa vào sự liên tưởng tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng đỏ”
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
“Thuyền về co nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
(Ca dao)
3. Nhân hóa.
– Khái niệm: Nhân hóa là dùng những từ ngữ chỉ thuộc tính của con người để chỉ những sự vật không phải là người.
Ví dụ:
“Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
4. Hoán dụ.
– Khái niệm: Hoán dụ là lấy tên sự vật này thay thế để gọi sự vật khác có quan hệ gần gũi.
Ví dụ:
“Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
5. Nói quá.
– Khái niệm: Nói quá là dùng từ ngữ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
Ví dụ:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”
(Bà ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)
6. Nói giảm, nói tránh.
– Khái niệm: Nói giảm, nói tránh là dùng cách diễn đạt tế nhị làm giảm nhẹ, làm yếu đi sự việc được nói đến.
Ví dụ:
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.”
(Bác ơi – Tố Hữu)
7. Điệp ngữ.
– Khái niệm: Điệp ngữ là lặp lại những từ ngừ nhàm nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh.
Ví dụ:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre chốn này…”
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
8. Chơi chữ.
Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ:
“Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
(Ca dao)
III. KHỞI NGỮ.
– Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với. Khởi ngữ có vai trò nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Ví dụ:
– Tôi thì tôi xin chịu.
– Về vấn đề này, tôi cần hỏi ý kiến của lãnh đạo rồi mới quyết.
– Thịt này hấp thì ngon.
– Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
– Về học thì nó là nhất.
– Quan, người ta sợ cái uy nghi quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy đồng tiền .
– Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, ông giáo ấy không uống.
– Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm.
IV. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP.
– Khái niệm: Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. Có 4 thành phần biệt lập thường sử dụng trong câu.
– Các thành phần tình thái trong câu:
+ Thành phần tình thái: là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ: Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa.
+ Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi…. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
Ví dụ: “Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam / Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng”
+ Thành phần gọi – đáp: là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.
Ví dụ: Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy !
+ Thành phần phụ chú: là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.
Ví dụ:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
V. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN.
1. Khái niệm: Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
2. Cách thức liên kết:
– Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).
– Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.
+ Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.Ví dụ: Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ . Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
+ Phép tương đồng, tương phản và liên tưởng: Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.
Ví dụ: Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.
Những mất mát do chiến tranh gây ra chúng ta phải bù đắp lại. Những tổn thất do sai lầm của chúng ta gây ra, nhất định sửa chữa và trả lại cho nhân dân.
Ví dụ: Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.
– “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng”
+ Chiến tranh đi qua đã tàn phá nhiều thứ. Hòa bình lập lại, chúng ta phải ra sức dựng xây.
Ví dụ:
+ Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt.
+ Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
– Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.
Ví dụ:
+ Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.
– Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.
Ví dụ:
+ Nghệ sĩ truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật.
+ Phép nối: là câu sau liên kết với câu trước bằng từ hoặc cụm từ có chứ năng kết nối.
3. Các phương tiện nối:
– Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để…
Ví dụ:
+ Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt !
+ Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
– Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại …
Ví dụ:
+ Cuối cùng, điều mà nhân dân mong mong mỏi là có được một cuộc sống hòa bình, yên vui.
+ Tóm lại, mượn hình ảnh con cò, người xưa muốn ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ
– Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên …
Ví dụ:
+ Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng.
+ Văn chương chỉ lấy cái đẹp làm đối tượng phản ánh. Nếu thế, văn chương chỉ là một nét vẽ vô hồn trong cuộc sống của chúng ta.
VI. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý.
– Khái niệm:
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Ví dụ:
– Trời ơi, chỉ còn năm phút! → Hàm ý: thời gian còn rất ngắn, sắp phải chia tay.
– Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. → Hàm ý: ông họa sĩ muốn anh tham niên đãi bát nước trà xanh.
– Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: Cơm chín rồi! → Hàm ý: nói ông Sáu vo ăn cơm.
17. PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
1. Khái niệm: Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công. Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt
2. Các phương châm hội thoại.
– Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
– Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
-Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
– Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.
– Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
* Lưu ý:
– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.
– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
3. Thế nào là vi phạm phương châm hội thoại trong giao tiếp?
– Trong giao tiếp, người nói thường không tuân thủ các phương châm khiến cho việc giao tiếp không đạt được mục đích mong muốn. Khi ấy người nói đã vi phạm các phương châm hội thoại.
a. Thế nào là vi phạm phương châm về lượng?
– Vi phạm phương châm về lượng là khi giao tiếp, lời của người nói không đúng nội dung, nội dung của lời nói không đáp ứng được yêu cầu của giao tiếp, thiếu hoặc thừa thông tin.
Ví dụ:
+ Mình đi bơi dưới nước.
+ Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
+ “Câm miệng hến”: nói ít, nói thiếu thông tin (PC về lương)
+ “Lắm mồm lắm miệng”: nói nhiều, nói những điều không cần thiết (PC về lượng)
b. Thế nào là vi phạm phương châm về chất?
– Vi phạm phương châm về chất là khi giao tiếp, người nói nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Ví dụ:
+ “Nói có sách, mách có chứng”: nói co bằng chứng, có căn cứ xác thực (PC về chất)
+ “Ăn đơm nói đặt”: vu khống, đặt điều. (PC về chất)
+ “Ăn ốc nói mò”: nói vu vơ không có bằng chứng. (PC về chất)
+ “Ăn không nói có”: vu cáo, bịa đặt. (PC về chất)
+ “Cãi chày cãi cối”: ngoan cố, không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng. (PC về chất)
+ “Khua môi múa mép”: ba hoa, khoác lác. (PC về chất)
+ “Nơi dơi nói chuột”: nói lăng nhăng, nhảm nhí. (PC về chất)
+ “Hứa hươu hứa vượn”: hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo. (PC về chất)
→ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm về chất.
c. Thế nào là vi phạm phương châm quan hệ?
Vi phạm phương châm quan hệ là khi giao tiếp, người nói không nói đúng vào đề tài giao tiếp, nói lan man, lạc đề.
Ví dụ:
– “Ông nói gà, bà nói vịt”: Nói không hướng vào đè tài giao tiếp, mỗi người nói một nẻo, không ăn nhập gì với nhau (PC quan hệ)
– “Đánh trống lảng”: nói tránh chuyện cần nói, lảng sang chuyện khác (PC quan hệ)
– “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”: Trống đánh một đằng, kèn thổi một kiểu, không ăn khớp với nhau. (PC quan hệ)
→ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm quan hệ.
d. Thế nào là vi phạm phương châm cách thức?
– Vi phạm phương châm về cách thức là khi giao tiếp, người nói đã nói quá ngắn gọn, lời nói không rành mạch, gây mơ hồ, khó hiểu.
Ví dụ:
+ “Nói ra đầu ra đũa”: ăn nói rành mạch, rõ ràng, có đầu có đuôi. (PC cách thức)
+ “Nửa úp nửa mở”: nói mập mờ, nói không hết ý (PC cách thức)
+ “Dây cà ra dây muống”: nói dài dòng, từ chuyện này sang chuyện khác (PC cách thức).
→ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm cách thức.
e. Thế nào là vi phạm phương châm lịch sự?
– Vi phạm phương châm lịch sự là khi giao tiếp, lời của người nói thiếu tế nhị và không tôn trọng người khác.
Ví dụ:
+ “Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo ( PC lịch sự)
+ “Nói như đấm vào tai”: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (PC lịch sự)
+ “Điều nặng tiếng nhẹ”: nói trách móc, chì chiết (PC lịch sự)
+ “Mồm loa mép giải”: lắm lời, nói át người khác (PC lịch sự)
+ “Nói như dùi đục chấm mắm cáy”: nói không khéo, thiếu tế nhị, không lọt tai (PC lịch sự).
⇒ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm lịch sự.
VII. DẪN TRỰC TIẾP, DẪN GIÁN TIẾP.
1. Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. (O.Hen-ri)
2. Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ:Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút.
* Lưu ý:
– Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.
– Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.
– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn (sau động từ trong câu).
– Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:
+ Bỏ dấu ngoặc kép;
+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;
+ Lược bỏ các tình thái từ.
+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.
Ví dụ:
Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”. (dẫn trực tiếp).
→ Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài. (dẫn gián tiếp).
Tổng hợp đầy đủ các bài nghị luận văn bản văn học Ngữ văn 9 (có liên hệ) – Luyện thi tuyển sinh 10