Chủ đề và ngữ liệu liên hệ, so sánh trong bài văn nghị luận văn bản lớp 9 – Luyện thi tuyển sinh 10

chu-de-va-ngu-lieu-so-sanh-nghi-luan-van-ban-lop-9-luyen-thi-tuyen-sinh

Chủ đề và ngữ liệu so sánh nghị luận văn bản lớp 9

Chủ đề 1: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

  • Họ hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, người đàn ông, không có quyền tự quyết cho cuộc đời và số phận của mình.
  • Họ bị xã hội đày đọa trong khổ đau, bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát.

* Tác phẩm liện hệ:

– Thân phận người phụ nữ trong ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày”.

– Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ): bị chồng hoài nghi, đánh đạp, sỉ nhục nhân phẩm phải tìm đến cái chết trên sông Tiền Đường.

– Nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du): bị lừa gạt, trao đổi như một thứ đồ vật trong của những tay kẻ tham lợi hám tiền.

– Nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong “Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu): bị ép uổng gả cho giặc Ô Qua, đành chọn đến cái chết trên dòng sông oan nghiệt.

– Thân phận người phụ nữ trong bài “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương):

“Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chủ đề 2: Người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

  • Làm chủ cuộc sống, làm chủ cuộc đời, tảo tần, chịu thương, chịu khó.
  • Có tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn, sâu đậm.
  • Dũng cảm, kiên cường, bất khuất.

* Tác phẩm liện hệ:

– Hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt): giàu tình yêu thương và đức hi sinh, tảo tàn, thủy chung với quê hương, đất nước.

– Hình ảnh nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê): Xinh đẹp, hồn nhiên, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; gắn bó với đồng đội; gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu; giàu ước mơ, khát vọng.

– Hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh): tảo tần, thủy chung với quê hương, chắt chiu cho con cho cháu.

Chủ đề 3: Hình ảnh người lính trong chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội keo sơn, thắm thiết.

  • Gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu.
  • Thân thiết, gắn bó với đồng đội.
  • Sẵn sàng hi sinh vì tình yêu tổ quốc.
  • Lạc quan, tin tưởng, yêu đời.

* Tác phẩm liện hệ:

– Người lính trong bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu): là người nông dân từ những miền quê nghèo khó, lên đường chiến đấu bảo vệ non sông. Trong khó khăn, gian khổ, họ cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, động viên nhau vượt qua.

– Người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật): thân thiết với từng đồng đội họ gặp trên đường. Cùng chào hỏi, cùng ăn cơm thân tình, thắm thiết.

– Nhân vật ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê): ba cô gái xem nhau như chị em. Trong nhiệm vụ họ sống chét có nhau. Với những đồng đội khác, họ tôn trọng, kính mến. Lúc nào cũng động viên nhau hướng về phía trước.

– Nhân vật ông Sáu, một cán bộ kháng chiến, trong “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng): gác lại tình riêng, ông Sáu lên đường đi kháng chiến. Ngày trở lại thăm nhà, thăm con, lúc bé Thu không nhận ông là cha, ông vô cùng đau khổ, dằn vặt. Khi bé Thu nhận ông là cha, ông vo cùng vui sướng. Tuy rất muốn ở cạnh con nhưng ba ngày phép đã hết, nhiệm vụ kháng chiến còn dài, ông Sáu phải trở lại chiến khu. Cuộc đoàn tụ ngắn ngủi nhưng vô cùng cảm động, khẳng định mạnh mẽ tình cảm lớn lao của người chiến sĩ cách mạng một lòng vì đất nước, vì nhân dân.

– Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Mùa Xuân nho nhỏ” (Thanh Hải): Chiến tranh đã đi qua, đất nước hòa bình, cuộc sống vẫn còn bề bộn những lo toan. Người lính năm xưa vẫn đau đáu một lòng hướng về đất nước, hướng về công cuộc kiến thiết dựng xây đất nước của dân tộc. Ước nguyện hóa thân thành một phần thiêng liêng mãi trường tồn cùng đất nước của nhà thơ thật đáng trân trọng.

– Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương): Yêu kính Bác suốt bao năm, nay có dịp viếng lăng Bác khiến người lính – nhà thơ Viễn Phương vô cùng xúc động và ngậm ngùi. Đất nước đã thống nhất nhưng Bác đã ra đi, mất mát ấy là nỗi đau thương của cả dân tộc. Đứng trước lăng Người, nhà thơ cảm tưởng về công lao vĩ đại và tình yêu thương bao la mà Người đã dành cho dân tộc, nhà thơ muốn hóa thân thành một phần thiêng liêng làm đẹp lăng Bác, ở cạnh Bác đến muôn đời. Ước nguyện ấy thật đáng trân trọng.

Chủ đề 4: Vẻ đẹp thiên nhiên, vũ trụ.

  • Thiên nhiên tươi đẹp, quyến rũ lòng người.
  • Tình yêu cuộc sống thiết tha của con người.

* Tác phẩm liện hệ:

Tham Khảo Thêm:  Không gian tình yêu trong thơ Phạm Tiến Duật

– Thiên nhiên mùa xuân đơn sơ, tươi xanh trong “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du): mùa xuân hiện ra đơn sơ với một vài chi tiết điển hình nhưng vô cùng đặc sắc, gợi được tâm tình của chủ thể trữ tình.

– Thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải): mùa xuân với hình ảnh, màu sắc xanh tươi, rộn rã âm thanh, rạo rực sức sống thể hiện rõ ràng tình yêu cuộc sống thiết tha của tác giả.

– Thiên nhiên hùng tráng, kì vĩ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận): đại dương kì vĩ và cảnh đoàn thuyền  ra khơi hùng tráng mở ra bức tranh lao động hừng hực khí thế của người lao động trên biển. Thủ pháp miêu tả đầu cuối tương ứng khiến bức tranh thiên nhiên càng trở nên lớn lao phi thường, chưa đựng cuộc sống phi thường của con người trong tâm thế làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước.

– Thiên nhiên mùa thu mơ màng, tĩnh lặng trong bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh): bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, trầm lắng nhưng cuồn cuộn sức sống gợi ra nỗi mừng vui trước khoảnh khắc giao mùa và tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ.

– Thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long): thiên nhiên núi rừng Sa Pa với những hình ảnh rất dặc trưng: làn sương mỏng, hoa tử kính, nắng lưng đồi,…. vẽ nên bức tranh Sa Pa thơ mộng, trữ tình vô cùng quyến rũ.Sa pa chỉ nghe đến thôi đã nghĩ ngay đến việc nghỉ ngơi nhưng ở nơi  vắng lặng ấy luôn có những con người hăng say, ngày đêm lao động vì quê hương, đất nước.

– Bức tranh làng chài ven biển hồn hậu trong bài thơ “Quê Hương” (Tế Hanh): không quá lớn lao nhưng Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, cuộc sống lao động của người dân chài miền biển được khắc họa bình dị, rộn ràng, tươi vui qua chuyến ra khơi thắng lợi. Thiên nhiên là bạn bè, là người thân của con người.

– Thiên nhiên núi rừng hùng vĩ trong “Quê nội” (Võ Quảng): hình ảnh thiên nhiên bình dị, khắc họa một vùng quê thành bình, đang tái thiết cuộc sống sau chiến tranh với niềm tin tưởng lớn. Đó là một niềm tin về ngày mai tươi sáng của dân tộc, là vẻ đẹp bình dị tự nhiên của mảnh đất Quảng Nam đầy nắng gió với những con người chân chất và hơn cả trong họ là tình yêu quê hương chân thành, tha thiết mà tác giả gửi gắm trọn vẹn vào từng câu chữ.

– Thiên nhiên rộn rã, tươi vui trong bài “Lao Xao” (Duy Kháng): qua việc miêu tả các loài chim, nhà văn mở ra một thiên nhiên rộng lớn rộn ràng, tươi vui. Thiên nhiên chứa đựng trong nó biết bao điều thú vị mà con người, trong hành trình tìm kiếm chân lí của mình không thể nào khám phá hết được.

Chủ đề 5: Những suy ngẫm nhân văn.

  • Suy ngẫm về trách nhiệm đối với cuộc sống, đối với mọi người.
  • Suy ngẫm về cuộc đời đổi thay, vạn biến.

* Tác phẩm liện hệ:

– Suy ngẫm của người lính trong bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy): bất ngờ đối diện với vầng trăng sáng trong một lần thành phố bị cúp điện, người lính hồi tưởng về quá khứ, ăn năn, hối hận về sự lãng quên, thái độ sống thờ ơ của mình. Từ đó, nhắc nhở mọi người biết sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ.

– Chiêm nghiệm về cuộc đời trước những biến động của thời gia và vũ trụ trong bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh): khoảng khắc giao mùa với nhiều đổi thay và xung đột khiến nhà thơ nghĩ về cuộc đời hữu hạn, nghĩ về sự trưởng thành và nghị lực sống trước khó khăn, thách thức trong cuộc đời này.

– Những suy nghĩa của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” (Nguyễn Minh Châu): người đã đi đây đi đó như Nhĩ giờ phải nằm một chỗ. Nhĩ nhờ con sang bãi bồi bên kia sông để thỏa lòng khát khao nhưng đứa con không thực hiện được. Từ đó, Nhĩ nghĩ về cuộc đời có những điều không trọn vẹn, dòng đời cứ chùng chình, vòng vèo như dòng sông uốn khác, khiến cho người ta hối hận. Biết thế nhưng những sai lầm cứ xảy ra không ngừng.

Chủ đề 6: Hình ảnh nhân vật người anh hùng.

  • Khí chất lẫm liệt, võ nghệ phi thường.
  • Nhân nghĩa, độ lượng, thương người.
  • Đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, bảo vệ công lí và lẽ phải.

* Tác phẩm liện hệ:

– Nhân vật vua Quang Trung Nguyễn Huệ trong “Hồi thứ 14” (trích Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái): là người có tầm nhìn xa trông rộng, thông minh, nhạy bén, quyết đoán như thần, tài quân sự xuất chúng. Yêu nước, thương dân, căm ghét quân xâm lược nhà Thanh và bè lũ vua quan bán nước hại dân Lê Chiêu Thống, Quang trung lĩnh binh dẹp tan, giữ yên đất nước.

Tham Khảo Thêm:  Suy nghĩa về thói tự cao, kiêu ngạo qua câu chuyện Nhà bác học qua sông

– Nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu): là người trọng nghĩa khinh tài, võ nghệ tài ba. Ghét kẻ bất nhân, tàn bạo, chàng đã tay đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Hành động anh hùng, trượng nghĩa của lục Vân Tiên khiến Nguyệt Nga vô cùng cảm động, nguyện suốt đời báo đáp. Lục Vân Tiên là mẫu người hào hiệp mà Nguyễn Đình Chiểu ngày đêm mơ ước.

Chủ đề 7: Khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước.

  • Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha.
  • Nguyện cống hiến hết cuộc đời mình vì sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.

* Tác phẩm liện hệ:

“Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải): dẫu cuộc đời còn ngắn ngủi nhưng nhà thơ hét lòng yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, nguyện dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của cuộc đời cho mùa xuân của đất nước, cùng biết bao mùa xuân khác làm nên vẻ đẹp cuộc đời.

“Viếng lăng Bác” (Viễn Phương): từ cảm xúc cuộc viếng thăm lăng Bác, nhà thơ nguyện hóa thân thành những vật nhỏ bé góp thêm hương sắc tô thắm lăng Bác. Qua ước nguyện cao đẹp ấy, nhà thơ thể hiện lòng kính yêu lãnh tụ lớn lao và tình yêu vô hạn đối với quê hương, đất nước.

“Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long): cuộc sống và công việc của anh thanh niên nơi Sa Pa lặng lẽ thật khiến người ta khâm phục. Anh tự nguyện lên làm việc vùng xa xôi hẻo lánh, dành cả tuổi thanh xuân để phụng sự nước nhà. Tình yêu đất nước và tinh thần làm việc của anh thanh niên cũng là tình yêu và tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: “khi tổ quốc bốn bề lên tiếng tiếng hát”, họ sẵn sàng lên đường, không ngại ngần gian khổ hi sinh.

“Tiếng hát con tàu” (Chế lan Viên): tiếng gọi lên đường dựng xây tổ quốc là tiếng gọi thiêng liêng thúc giục con người lên đường đến với những vùng đất xa xôi cống hiến sức lao động tái thiết nước nhà. Cả bài thơ là tiếng hát say sưa của tâm hồn lồng lộng “gió ngàn đang réo gọi”, là khát vọng lên đường dựng xây.

Chủ đề 8: Tình cảm gia đình, quê hương.

  • Yêu mến và gắn bó với gia đình, quê hương như máu thịt của mình.
  • Tự hào về truyền thống của  gia đình, quê hương.

* Tác phẩm liện hệ:

– Tâm trạng nhớ nhà của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” . Tại lầu Ngưng Bích, Kiều không thôi nhớ đến quê nhà, nhớ đến cha mẹ và người thương yêu. Nỗi nhớ ấy thường trực, khiến nào thao thức không thôi. Càng nhớ, nàng càng thêm khổ đau, não nề.

– Nỗi nhớ bếp lửa quê hương và người bà hiền hậu của người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt): ở nơi xa tổ quốc, người cháu luôn nhớ về quê hương hồn hậu, nhớ về bà và bếp lửa nồng đượm với bao kí ức nghĩa tình tươi đẹp.

– Tình yêu thương con sâu đậm của ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng): bỏ lại tình riêng, ông Sáu, một cán bộ kháng chiến, lên đường chiến đấu lúc con gái ông chưa tròn một tuổi. 7 năm sau ông mới có dịp trở về thăm nhà, thăm con. Trong ba ngày phép ngắn ngủi, bé Thu không nhận ông là cha khiến ông vô cùng đau khổ. Thật bất ngờ, luc chia tay trên bến sông, con bé đã gọi lên tiếng “ba” tha thiết khiến ông vô cùng cảm động và hạnh phúc. Dù rất yêu con, muốn ở gần con nhưng vì đất nước, ông phải trở về chiến khu. Nơi chiến khu, ông dành hết tình yêu thương con để làm chiếc lược ngà. Tình yêu thương của ông Sáu dành cho con là vô bờ bến.

– Niềm tự hào về quê hương xứ sở và ước mong con gìn giữ truyền thống quê hương trong bài thơ “Nói với con” (Y Phương): Qua lời tâm sự, dặn dò con nhỏ, nhà thơ thể hiện tình yêu gia đình và quê hương sâu đậm. Gia đình, quê hương là nguồn cội nuôi dưỡng và chở che con người, là nơi đầu tiên con người ra đi và cũng là nơi cuối cùng con người trở về.

– Tình yêu làng thiết tha của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” (Kim Lân): khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ở ông Hai đã xảy ra một cuộc đấu tranh tâm lí kịch liệt. Ông không dám về làng nhưng cũng chẳng biết đi đâu. Ông nghĩ đế những đứa con nhỏ, xót xa khi chúng phải mang tiếng là con làng Việt gian, xót xa khi không biết phải đưa chúng đi đâu về đâu nếu mụ chủ nhà không cho ở nữa.

– Tình yêu thương và đức hi sinh vì con của nhân vật “Lão Hạc” (Nam Cao): vì con, lão Hạc đã làm những việc mà không ai nghĩ lão dám làm. vì con, lão thà chét chứ không ăn hết mảnh vườn. Vì con, lão chọn lấy cái chết gọn gàng trong danh dự nhưng khốc liệt đến đáng sợ. Lão Hạc là người cha sống vì con và chết cũng vì con.

Tham Khảo Thêm:  Qua hình ảnh nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyến biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp

– Tình yêu chồng thương con, đức hi sinh cao cả của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố): để bảo vệ anh Dậu và gia đình, chị Dậu, một phụ nữ hiền lành, đã dung cảm chống lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. Không ai nghĩ chị dám làm thế nhưng trước sự hống hách, ngang ngược của chúng, chị đã không chịu đựng được nữa. Biết là sẽ phải chịu sự trừng phạt nặng nề, nhưng ngay trong tình thế ấy, chị phải bảo vệ lấy anh Dậu. Sức mạnh của tình yêu chồng thương con giúp chị chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình, vượt lên trên sức mạnh của quyền lực, hành động mạnh mẽ vô cùng.

Chủ đề 9: Quê hương, đất nước.

  • Yêu mến thiết tha, nguyện gắn cuộc đời mình với cuộc đời chung của nhân dân, đất nước.

* Tác phẩm liện hệ:

– Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

– Làng (Kim Lân)

– Nói với con (Y Phương)

– Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

– Quê hương (Tế Hanh)

– Quê nội (Võ Quảng)

– Quê hương (Đỗ Trung Quân)

Chủ đề 10: Hình ảnh con người lao động mới, cuộc sống mới.

  • Vui mừng, hân hoan trong tư thế làm chủ cuộc sống mới.
  • Hăng say lao động, lạc quan, yêu đời.

* Tác phẩm liện hệ:

– Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận

– Lặng lẽ Sa Pa (nguyễn Thành Long)

Chủ đề 11: Hình ảnh vầng trăng và người lính.

  • Trăng soi sáng núi rừng.
  • Trăng gắn bó với cuộc sống và chiến đấu của người lính.
  • Trăng là biểu tượng của niềm tin tưởng, lòng thủy chung, son sắt của con người.

* Tài liệu liên hệ:

– Ánh trăng trong bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy): vầng trăng và con người gắn bó với nhau từ thuở bé thơ. Đến khi vào chiến trường, trăng vẫn đồng hành cùng con người. Trăng và người trở thành đôi tri kỉ. Từ hồi lên thành phố, con người lẵng quên vầng trăng xưa. Bài thơ là nỗi niềm trăn trở của con người khi chợt nhận ra sự thờ ơ, vô cảm, vô tình của mình đối với quá khứ ân tình thủy chung.

– Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu): Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, cuộc chiến đấu khắc nghiệt, trăng trở thành người bạn đồng hành cùng người lính trong từng nhiệm vụ. Trăng mang đến niềm vui, động lực giúp người lính kiên trì với nhiệm vụ. trăng trở thành biểu tượng của ý chí chiến đấu, ước mơ và niềm tin tưởng ở ngày mai tươi sáng.

– Hình ảnh trăng trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu: trăng vừa là vẻ đẹp của núi rừng, là cuộc sống bình dị, thấm đượm nghĩa tình của nhân dân và người lính nới chiến khu Việt Bắc vừa là minh chứng cho tấm lòng thủy chung, son sắt của con người.

+ Trăng dệt nên vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng Việt Bắc:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”.

“Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

+ Trăng là biểu tượng của niềm tin, son sắt, là quá khứ ân tình, thủy chung:

“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”

Tổng hợp đầy đủ các bài nghị luận văn bản văn học Ngữ văn 9 (có liên hệ) – Luyện thi tuyển sinh 10

Chủ đề liên quan:

Related Posts

Nghị luận: Cái mất đáng tiếc là thời gian. Cái mất đáng lo là cơ hội. Cái mất đáng buồn là niềm tin. Cái mất đáng sợ là tình người

Mất mát đáng tiếc là thời gian. Lo lắng mất mát là cơ hội. Một mất mát đáng buồn là niềm tin. Mất mát ghê gớm là…

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát….

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh.

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh. I. Những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh. 1. Lỗi…

Những lưu ý khi tiến hành làm bài văn nghị luận.

Những lưu ý khi viết luận văn. 1. Trước khi lên lớp học sinh phải phân tích đề. – Chỉ định định dạng tiêu đề. – Xác…

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề.

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề. A. Mở đầu. Trong khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học,…

Nghị luận: Thơ ca là cái đẹp đi tìm

tranh luận: thơ là vẻ đẹp được tìm kiếm. Một chuyên gia thẩm mỹ cho biết: Tất cả các thể chế chính trị đều qua đi, chỉ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *