Đề bài: Đọc hiểu về chủ đề bạo lực học đường.

bao-luc-hoc-duong
nghi-luan-ve-van-de-bao-luc-hoc-duong-hien-nay

Chủ đề bạo lực học đường.

 

I. PHẦN ĐỌC -HIỂU:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.

Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!

Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.

(Trích Khi học trò nhởn nhơ trước nạn bạo lực học đường, dantri.com.vn)

Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản?

Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, biểu hiện của “thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ” của học trò khi chứng kiến cảnh bạo lực học đường là gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Theo anh (chị), bạo lực học đường gây ra những hậu quả gì?

Câu 4. (1,0 điểm) Anh (chị) hãy nêu ít nhất hai biện pháp để hạn chế bạo lực học đường theo quan điểm riêng của mình (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).


Gợi ý trả lời:

Câu 1: Thao tác lập luận bình luận (0,5)

Câu 2: Biểu hiện (0,5):

– Đứng xung quanh hò hét cổ vũ

– Dùng điện thoại để chụp, quay lại cảnh bạo lực

Câu 3: Hậu quả của nạn bạo lực học đường (1,0):

– Ảnh hướng tới sức khỏe, tinh thần của nạn nhân

– Đối với người gây ra bạo lực: ảnh hướng tới nhân cách, công việc, học tập, tương lai.

– Gây ra tình trạng bất ổn trong xã hội, gây hoang mang dư luận

Câu 4:  (1.0) Học sinh nêu được quan điểm của mình về biện pháp hạn chế nạn bạo lực học đường, câu trả lời hợp lí, thuyết phục và đảm bảo đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


* Tham khảo:

Dàn bài suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường học.

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong trường học hiện nay, gây ảnh hưởng đến tâm lý chung và sự phát triển chung của học sinh.

II. Thân bài:

1. Thế nào là “bạo lực học đường”?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

– Bạo lực học đường có thể xảy ra giữa học sinh với học sinh, học sinh và giáo viên, giáo viên và phụ huynh.

2. Biểu hiện của bạo lực học đường hiện nay.

– Học sinh lăng mạ, xúc phạm danh dự, hoặc xâm phạm thân thể bạn bè, thầy cô giáo.

– Thầy cô xúc phạm danh dự, gây áp lực tâm lí hoặc xâm phạm thân thể học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

– Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa từ mạng xa hội.

– Nhiều học sinh chưa có sự quan tâm đứng mực từ gia đình, thiếu sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

– Nhiều giáo viên suy thoái nhân cách. lợi dụn tính chất công việc gây áp lực tâm lí hoặc xúc phạm danh dự, xâm phạm thân thể học sinh.

– Xã hội còn thờ ơ, dửng dưng trước những hành động bạo lực.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

– Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

– Làm cho gia đình họ bị đau thương.

– Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

– Phát triển không toàn diện.

– Bị mọi người chê trách, xa lánh.

– Ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp.

5. Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường:

– Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.

– Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

– Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

6. Liên hệ với bản thân:

– Đây là một vấn nạn nhức nhối ở học đường, em sẽ tránh xa và tuyên truyền bài trừ tệ nạn ra khỏi môi trường giáo dục.

III. Kết bài:

Suy nghĩ của em về bạo lực học đường. Đây là một hành vi không tốt. Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.


Dàn bài 2:

Vấn nạn bạo lực học đường

I. Mở bài:

– Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường ở học sinh.

 II. Thân bài:

1.  Bạo lực học đường là gì?

– Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

– Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2.  Biểu hiện của hành động bạo lực học đường:

– Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

– Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

Dẫn chứng:

+ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…

+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…

+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

3. Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường:

– Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp…

– Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

– Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực:  phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng…)

– Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.

– Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

– Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiếu thiết thực, chưa đồng bộ, triệt để.

4. Bạo lực học đường dẫn đến những tác hại như:

– Với nạn nhân:

+ Tổn thương về thể xác và tinh thần.

+ Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại

+ Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

– Người gây ra bạo lực:

+ Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người” và mất dần nhân tính.

+ Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.

+ Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.

+ Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5.  Biện pháp khắc phục.

– Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:

+ Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương. Cuộc sống như thế nào là do chính ta tạo nên cần ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả của hành động do bản thân thực hiện. Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương và nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.

– Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

– Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

III. Kết bài:

Khẳng định vấn đề:  Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình. Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân – thiện – mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.

– Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp…


Tham khảo 1:

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện nay đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.

Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng bạo lực học đường như hiện nay. Trước hết, học sinh đang ở trong giai đoạn có nhiều chuyển biến mãnh liệt về tâm lí, thể hiện cái tôi của bản thân,học sinh  muốn người khác ghi nhận hình ảnh của mình hoặc gây ảnh hưởng của bản thân đối với người khác. Chương trình giáo dục của nhà trường coi trọng giáo dục kiến thức, chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục nhân cách học sinh. Nhiều gia đình chưa chú trọng xây dựng văn hóa gia đình, cha mẹ chưa gương mẫu. Tình trạng bạo lực văn hóa mạng còn phổ biến, tác động sâu sắc đến tính cách và hành động của học sinh. Ảnh hưởng từ môi trường văn hóa đầy bạo lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..) thực sự đang âm thầm gây những tác động nghiêm trọng đối với việc hình thành nhân cách học sinh ngày nay.

Bạo lực học đường gây ra nhưng hậu quả nghiêm trọng. Đối với bản thân học sinh, bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

Bạo lực học đường khiến cho không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng, mất niềm tin vào trường học. Bạo lực học đường ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ. Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

Để phòng tránh bạo lực học đường, đối với học sinh cần tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo; chấp hành tốt nội quy trường lớp; tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực. Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí. Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục cần tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường. Tăng cường tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. Nhà trường cũng cần xây dựng tính kỷ luật và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực. Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm tích cực phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

Đối với giáo viên, cầm thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống. Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy. Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường. Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh. Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.

Trong gia đình, ba mẹ phả gương mẫu, cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái; đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

Nhận thức rõ tác hại của bạo lực học đường, mỗi học sinh cần chăm chỉ học tập, học theo cái tốt, phê phán cái xấu, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, tiến bộ và nhân ái.

Vượt lên trên tất cả, toàn xã hội cần phải có trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ hôm nay. Thay vì chi biết chê trách, hãy yêu thương, động viên, từng bước hạn chế hành vi bạo lực, tiến tới xây dựng cuộc sống nhân ái, tràn đầy tình yêu thương. Thầy cô giáo cần biết yêu thương, chia sẻ, tha thức và nâng đỡ các em học sinh hơn nữa. Hãy hạn chế thái độ và hành động thiếu chuẩn mực, lấy tình yêu thương để bù đắp những khoảng thiếu hụt trong tâm hồn các em, ngăn chặn  xu hướng tình trạng bạo lực ngay từ trong ý thức. Chỉ có tình yêu thương mới có đủ sức mạnh chấm dứt tình trạng bạo lực học đường như hiện nay.


Tham khảo 2:

Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bạo lực học đường từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục. Không chỉ có nam sinh, mà những năm gần đây, tình trạng các nữ sinh trở thành đối tượng gây nên các vụ đánh nhau đã tăng cao. Hậu quả của các vụ bạo lực học đường không chỉ dẫn đến những chấn thương về thể xác, mà còn ảnh hưởng nặng đến tinh thần nạn nhân.

Bạo lực học đường là gì?

– Bạo lực: là những mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới đụng độ, va chạm mạnh mẽ.

– Bạo lực học đường: là những mâu thuẫn xảy ra trong phạm vi trường học. Vậy nguyên nhân chính phải chăng là học sinh bế tắc dẫn đến bạo lực như là một cách hành xử?

Hậu quả của bạo lực học đường?

Đối với nạn nhân: Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý, các bạn học sinh sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Người bị bạo lực phải chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau khi bị đánh để tiến hành dưỡng thương. Ngoài ra còn tạo tâm lí hoang mang, lo lắng đối với người thân.

Đối với người gây ra bạo lực: Con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách, mất dần nhân tính, làm gương xấu cho người khác học theo. Bạo Lực học đường là mầm mống của tội phạm, tội ác, là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người. Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình, làm ảnh hưởng xấu tới học tập, gây nguy hại cho xã hội. Người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi, bị cô lập mọi người xa lánh căm ghét. Liệu đó có phải là điều chủ thể gây ra bạo lực mong muốn?

Đối với xã hội: Tình trạng bạo lực học đường cũng ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, mà đặc biệt là các bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nó giống như việc tạo thành một “trào lưu” mới là bắt nạt bạn bè và gây ra các vụ “tai tiếng” sau đó tung lên mạng nhằm muốn được “nổi tiếng” hoặc là dùng để “dằn mặt” đối phương. Điều đó làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường.

Nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?

Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ.

Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game on line, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, …

Phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè. Bạo lực học đường xảy ra thật đáng buồn khi nhiều nguyên nhân rất lãng xẹt, sau một thời gian tìm hiểu về những vụ việc mới xảy ra gần đây, tôi đã đúc kết được cho mình nhiều lí do rằng: vì đẹp mà chảnh, do xích mích nhỏ, bị nhìn đểu, thấy ghét, hiểu lầm, không cho xem bài kiểm tra… và nguyên nhân chủ yếu chính là học sinh không có đủ kỹ năng sống để giải quyết.

Làm thế nào để giảm bớt vấn nạn bạo lực học đường?

Học sinh chưa biết đầy đủ cách ứng xử và đối phó với những áp lực, bất đồng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội nên rất cần sự tư vấn nhanh chóng và kịp thời từ phía nhà trường, gia đình và kể cả bạn bè. Để làm được điều đó các bạn nên tâm sự, chia sẻ với thầy cô, bày tỏ những vướng mắc về tình bạn, tình yêu, về kỹ năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ.

Một điều không thể thiếu đối với các bạn học sinh là chúng tra phải biết kiềm chế tính nóng giận của bản thân, giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng, khôn khéo. Đặc biệt là các bạn phải biết nói lời xin lỗi, không được để hành động đi trước suy nghĩ rồi sau này hối hận về điều mình làm.

Tóm lại: Chỉ một mâu thuẫn nhỏ cũng trở thành nguyên nhân khiến học sinh dùng bạo lực giải quyết. Cái kết của bạo lực học đường không còn dừng lại ở việc kiểm điểm, đuổi học mà còn là chết chóc và nhà tù.

Tham Khảo Thêm:  Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng và vẻ đẹp của tình người trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Related Posts

Nghị luận: Cái mất đáng tiếc là thời gian. Cái mất đáng lo là cơ hội. Cái mất đáng buồn là niềm tin. Cái mất đáng sợ là tình người

Mất mát đáng tiếc là thời gian. Lo lắng mất mát là cơ hội. Một mất mát đáng buồn là niềm tin. Mất mát ghê gớm là…

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát….

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh.

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh. I. Những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh. 1. Lỗi…

Những lưu ý khi tiến hành làm bài văn nghị luận.

Những lưu ý khi viết luận văn. 1. Trước khi lên lớp học sinh phải phân tích đề. – Chỉ định định dạng tiêu đề. – Xác…

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề.

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề. A. Mở đầu. Trong khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học,…

Nghị luận: Thơ ca là cái đẹp đi tìm

tranh luận: thơ là vẻ đẹp được tìm kiếm. Một chuyên gia thẩm mỹ cho biết: Tất cả các thể chế chính trị đều qua đi, chỉ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *