Ôn tập luyện thi văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà)

on-tap-luyen-thi-van-ban-phong-cach-ho-chi-minh-le-anh-tra

Phong cách Hồ Chí Minh
(Lê Anh Trà)

I. Tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả: Lê Anh trà.

– Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh

– Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả”.

2. Tác phẩm.

a. Xuất xứ: Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà.

b. Bố cục chia làm ba phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.

+ Phần 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc.

+ Phần 3 (từ tiếp đến hết): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.

c. Nội dung: 

– Tóm tắt: Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước và thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế ấy vẫn không làm ảnh hưởng đến nhân cách của một con người đậm chất Việt Nam với lối sống giản dị. Từ cuộc sống hằng ngày đến cách làm việc. Nếp sống giản dị và thanh đạm ấy giống như các vị danh nho thời xưa. Đó hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, làm cho mình khác người. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần của Bác.

– Ý nghĩa: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

II. Phân tích văn bản.

1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình:

– Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng. Ít có vị lãnh tụ nào am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ.

+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp. Hoa, Nga… bác nhận thức rõ ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hóa với các dân tộc trên thế giới.

+ Bác đã dày công học tập, rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm. Học trong công việc, trong lao động, ở mọi nơi, mọi lúc.

+ Bác có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc… đến mức uyên thâm, vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.

– Điều quan trọng và kỳ lạ nhất của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là: Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam.

– Một lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

→ Nói cách khác, chỗ độc đáo, kỳ lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa những phẩm chất khác nhau thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh. Đó là: truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Một mặt, tinh hoa Hồng Lạc đúc nên Người, nhưng mặt khác, tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh.

b. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:

+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực. Bác tiếp thu một cách chủ động.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài.

2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách sống vô cùng giản dị:

+ Nơi ở: ngôi nhà sàn độc đáo của Bác Hồ ở Hà Nội với những đồ đạc mộc mạc, đơn sơ.

Tham Khảo Thêm:  Đáp án đề thi Ngữ Văn Tuyển sinh 10 năm học 2013 - 2014 (TP.HCM)

+ Trang phục, trang bị: Ao bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp, cái quạt cọ, cái đồng hồ báo thức, cái rađiô…

+ Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

– Từ cổ chí kim, chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào có cách sống như vậy, giản dị, lão thực đến vậy. Đó là nếp sống của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nếp sống thanh đạm, thanh cao.

“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc … khi đó tôi sẽ… “ Lời nói rất mực chân thành của Bác, cảm động lòng người, xuất phát từ trái tim người Việt Nam vĩ đại và bình dị nhất.

– Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên. Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, bậc thầy khai quốc công thần, nhưng đã chọn núi rừng Côn Sơn ở ẩn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm tài năng xuất chúng nhưng lấy căn nhà nhỏ ben dòng sông Giang làm nơi lánh đời.

– So với các vị danh nho thuở trước, lối sống của Hồ Chí minh có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Giống các vị danh nho, không phải tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, lập dị, mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống. Khác các vị danh nho bởi đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống Hồ Chí Minh.

– Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh”…

– Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.

– Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.

– Sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiện đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam…

4. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.

– Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:

+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.

+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên.

→ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

III. Tổng kết

1. Về nội dung:

– Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị, giữa truyền thống và hiện đại.

2. Về nghệ thuật:

– Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


* Tham khảo:

Dàn ý phân tích văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”.

I. Mở bài:

– Lê Anh Trà là một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc.

II. Thân bài:

1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình.

– Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:

+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp. Hoa, Nga…

+ Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm.

b. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:

Tham Khảo Thêm:  Cảm nhận tấm lòng của nhân vật ông Hai dành cho quê hương, đất nước qua cuộc nói chuyện với đứa con út.

+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực. Bác tiếp thu một cách chủ động.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài

2. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh.

– Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”

– Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.

– Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… Tất cả đều là những món ăn dân tộc không chút cầu kì

3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.

– Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:

+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời

+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên

→ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

III. Kết bài.

– Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…

– Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.


Bài văn tham khảo:

Phân tích ý nghĩa văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam – năm 1990. Đây là một bài viết xuất sắc của Lê Anh Trà tổng kết toàn bộ lối sống và khẳng định phẩm đức cao quý của chủ tích Hồ Chí minh.

Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.

Trước hết, theo nhận định của tác giả, Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại vô cùng sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Đế có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã không ngừng học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Người cũng đi nhiều nơi, làm nhiều nghề – tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động, không gò ép bản thân trong khuôn khố của sách vô và những giáo lí khô khan. Qua đó, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm.

Hơn thế, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,… Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Con đường học tập vốn văn hoá nhân loại ở Hồ Chí Minh là một bài học lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.

Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người “đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người “đã ghé lại” nhiều hải cảng, “đã thăm” các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người “đã sống dài ngày” ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh..

Người “nói và viết thạo” nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga… Không phải là lắm tiền đi du lịch… mà trái lại cuộc đời Người “đầy truân chuyên”, Người “đã làm nhiều nghề”, và đặc biệt là “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm“. Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và “đã nhào nặn” với cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại“. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Tham Khảo Thêm:  Chứng minh đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động

Lối sống của chủ tích Hồ Chí Minh rất đặc biệt, không giống như cuộc sống của bao nguyen thủ quốc gia khác trên thế giới. Tinh hoa văn hóa nhân loại, “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”

Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái “cung điện” của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ“‘, đồ đạc “rất mộc mạc, đơn sơ“. Trang phục của Người “hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp “thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn“. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh “rất đạm bạc”: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…, đó là “những món ăn dân tộc không chút cầu kì“. Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca. phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.

Đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa, nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường. Điều đó khẳng định Hồ Chí Minh đã “sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”.

Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc thiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca “Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người” . Bài viết Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.

Cảm nhận lối sống vô cùng thanh bạch và giản dị của Bác Hồ

Chủ đề liên quan:

Related Posts

Nghị luận: Cái mất đáng tiếc là thời gian. Cái mất đáng lo là cơ hội. Cái mất đáng buồn là niềm tin. Cái mất đáng sợ là tình người

Mất mát đáng tiếc là thời gian. Lo lắng mất mát là cơ hội. Một mất mát đáng buồn là niềm tin. Mất mát ghê gớm là…

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

Vẻ đẹp phong cách nhà Nho trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát….

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh.

Những lỗi thường bị trừ điểm trong bài làm văn của học sinh. I. Những lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh. 1. Lỗi…

Những lưu ý khi tiến hành làm bài văn nghị luận.

Những lưu ý khi viết luận văn. 1. Trước khi lên lớp học sinh phải phân tích đề. – Chỉ định định dạng tiêu đề. – Xác…

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề.

Cách làm bài văn nghị luận văn học không bị lạc đề. A. Mở đầu. Trong khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học,…

Nghị luận: Thơ ca là cái đẹp đi tìm

tranh luận: thơ là vẻ đẹp được tìm kiếm. Một chuyên gia thẩm mỹ cho biết: Tất cả các thể chế chính trị đều qua đi, chỉ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *